Tiêu đề Tuần 43_Nguy cơ giảm dưới 1,000 điểm đang lớn dần_221024
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 27/10/2022
Số trang : 11
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1834 Kb
Tải về: 149
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Thị trường trở xấu với nhiều thông tin bất lợi
VN-Index trả lại toàn bộ số điểm tăng tuần trước khi ghi nhận mức giảm 3.96%. Theo sau thông tin của tập đoàn Vạn Thịnh Phát, thông tin về một số Doanh nghiệp không thể trả được nợ gốc và lãi đến hạn, doanh nghiệp BĐS bán tháo tài sản để lo thanh khoản, vi phạm trong việc chuyển nhượng đất Doanh nhà nhà nước… đã phủ bóng đen lên thị trường bất chấp KQKD quý III được công bố tích cực. Thị trường chứng kiến 18/19 ngành giảm điểm với 3 ngành Tài nguyên cơ bản, bán lẻ, dịch vụ tài chính có mức giảm trên 8%. Khi thị trường không còn phản ứng với thông tin tích cực mà chỉ phản ứng với thông tin tiêu cực thì áp lực giảm điểm vẫn đang rất lớn. VN-Index đứng trước nguy cơ mất vùng hỗ trợ tâm lý lý 1,000 điểm trong tuần tới hướng tới các vùng giá thấp hơn. Do vậy, nếu NĐT đã tranh thủ giảm tỷ trọng danh mục về mức an toàn như khuyến nghị của chúng tôi trong báo cáo tuần trước thì chưa cần vội vàng bắt đáy mà nên chờ các tín hiệu thị trường rõ ràng hơn.
Tính đến 21/10, 220 cổ phiếu (chiếm tỷ lệ 1/3 cổ phiếu niêm yết trên HSX và HNX) đã công bố KQKD quý III. Mức tăng trưởng LNST so cùng kỳ ở mức 21.8%. Các Ngân hàng đóng góp phần lớn LNST tăng trưởng yoy cho thị trường (VPB+1,569 tỷ), TCB (+959 tỷ), DGC (+935 tỷ), TPB (+602 tỷ), LPB (+375 tỷ) trong khi nhóm cổ phiếu CTCK lại góp phần lớn cho mức giảm yoy gồm VND (-502 tỷ), SSI (-374 tỷ), FTS (-356 tỷ), EVS (-173 tỷ) và SHS (-158 tỷ). 17% số công ty công bố có lợi nhuận quý III tăng trưởng, 4% số công ty công bố lỗ. Các công ty sẽ đẩy mạnh công bố KQKD quý III trong 2 tuần tới. KQKD dự báo sẽ có mức tăng trên 20% nhờ mặt bằng LN thấp cùng kỳ năm trước qua đó kéo chỉ số P/E và P/B về mức thấp trong nhiều năm.
 
TTCK THẾ GIỚI
Các thị trường biến động xoay quanh KQKD quý III và lo ngại lãi suất tăng cao
Sau 2 phiên tăng điểm đầu tuần, các chỉ số CK Hoa Kỳ lại giảm trở lại. Nếu như KQKD nổi bật từ các Ngân hàng và các công ty công nghệ đang là lực nâng đỡ cho thị trường thì lợi tức trái phiếu 10 năm tăng mức kỷ lục từ 2008 lên 4.239% và lãi suất tăng cao đang kìm hãm đà hồi phục của các chỉ số. Triển vọng tăng trưởng ảm đạm và thông tin không rõ ràng về việc Trung Quốc sẽ nới lỏng kiểm soát covid cũng khiến thị trường hàng hóa giảm điểm. Nhiều hàng hóa đã giảm trong tuần qua, dẫn đầu là Nhôm , Lúa mì và dầu mỏ. Trong tuần tới, NĐT sẽ đón nhận thông tin về tăng trưởng GDP quý III công bố lần đầu của Hoa Kỳ và sau đó là cuộc họp FED vào đầu tháng 11. Các thị trường sẽ còn biến động mạnh và khó dự báo báo.
Mô hình dự báo của Bloomberg, sử dụng 13 chỉ số kinh tế vĩ mô và tài chính, chỉ ra khả năng suy thoái của kinh tế Hoa Kỳ trong 12 tháng tới lên đến 100%. Các chỉ số đang xấu đi khiến cho triển vọng kinh tế lao dốc ngày càng rõ ràng. Trước đó, bloomberg cũng khảo 42 chuyên gia kinh tế cho thấy khả năng suy thoái trong 12 tháng tới là 60%. Cùng với nguy cơ suy thoái, quan điểm cứng rắn cũng được 1 quan chức FED, chủ tịch khu vực Minneapolis, khi nhắc về lạm phát cũng là điểm cần lưu ý. Lạm phát dịch vụ, cấu phần khó lay chuyển nhất trong tất cả thành phần của lạm phát, tiếp tục đi lên và chúng tôi liên tục bất ngờ về đà tăng của này. Nếu lạm phát lõi cứ tiếp tục tăng nhanh hơn, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không thể ngừng chiến dịch thắt chặt chính sách tiền tệ cho dù lãi suất chuẩn đã chạm mức 4.5%-4.75%.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Công bố KQKD quý III của các Doanh nghiệp niêm yết.
• Thêm nhiều tin đồn liên quan đến các Công ty BĐS.
• Ngày 24/10, PMI Australia, Nhật Bản, Anh, EU và Mỹ. 25/10, Chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ. 26/10, Lãi suất, báo cáo chính sách tiền tệ Canada; Dự trữ dầu thô và doanh thu nhà xây dựng mới Hoa Kỳ. 27/10, Lãi suất và biên bản chính sách tiền tệ ECB; GDP quý III công bố lần đầu, Đơn đặt hàng lâu bền, Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 28/10, Báo cáo triển vọng và biên bản chính sách tiền tệ BOJ; GDP các nước Châu Âu và Canada.