Tiêu đề Tuần 44_Củng cố 1,000 điểm chờ thông tin trong nước và quốc tế_221031
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 30/10/2022
Số trang : 10
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1747 Kb
Tải về: 468
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Thị trường bật tăng sau khi NHNN công bố tăng lãi suất
Biến động mạnh trong tuần, VN-Index vẫn kịp tăng 0.7% qua đó lấy lại ngưỡng tâm lý 1,000 điểm. Thị trường đã chiết khấu mạnh với các tin tiêu cực do vậy khi NHNN công bố tăng lãi suất điều hành thêm 1% thì VN-Index lại có vận động hồi phục. Thị trường tăng điểm nhưng mức độ lan tỏa không cao không cao với chỉ 7/19 ngành tăng điểm. Các ngành ngân hàng và bảo hiểm có mức tăng trên 6% trong khi Dầu khí, Xây dựng và vật liệu và BĐS có mức giảm từ 4%-6.5%. Nhìn chung thị trường đang dần ổn định và có sự phân hóa trong nhịp hồi phục. Ngành BĐS và ngành liên quan vẫn đang chịu tác động tiêu cực từ thông tin trái phiếu Doanh nghiệp đã phát hành. Rủi ro thị trường giảm bớt dù vậy khả năng phục hồi đủ dài cho hoạt động trading còn bỏ ngỏ do vậy NĐT vẫn cần thận trọng tránh mua đuổi cũng như mua thăm dò với tỷ trọng lớn. 
Tính đến 28/10, 437 cổ phiếu (chiếm tỷ lệ 57% cổ phiếu niêm yết trên HSX và HNX) đã công bố KQKD quý III. Mức tăng trưởng LNST đang tăng trên 31% cùng về -0.2% chủ yếu do HPG có mức giảm LN lớn -12,137 tỷ so cùng kỳ. 57% số công ty ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận dương, 16% số công ty công bố lỗ. 10/30 cổ phiếu VN30 công bố lợi nhuận giảm -7.5% cùng kỳ (tăng 37% nếu không gồm HPG) trong khi 11/19 Ngân hàng có mức tăng trưởng nổi bật 47.4% (các NH đều lãi và tăng trưởng dương ngoại trừ NVB). KQKD quý III ghi nhận tăng trưởng chủ yếu từ VHM, DGC và ngân hàng trong khi HPG và khối CTCK kéo giảm lợi nhuận chung. Vẫn còn nhiều một số Công ty và Ngân hàng lớn chưa công bố KQKD tuy nhiên mức tăng trưởng thị chung khó có khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng 20% như dự báo.
 
TTCK THẾ GIỚI
TTCK Hoa Kỳ và TTCK tương phản tuần qua dù cùng có mức tăng trưởng GDP quý III vượt kỳ vọng
GDP Hoa Kỳ tăng trưởng 2.6% trong quý III nhờ giảm bớt thâm hụt thương mại và sự chuyển dịch từ chi tiêu hàng hóa sang chi tiêu dịch vụ. Thông tin này hỗ trợ đà hồi phục của các chỉ số CK Hoa Kỳ, đặc biệt chỉ số Dow Jones ghi nhận 5 phiên tăng điểm liên tiếp. Chỉ số Nasdaq phân hóa mạnh với những phiên tăng giảm xen kẽ trước KQKD yếu kém của một số công ty công nghệ chủ chốt. Ngược lại với Hoa Kỳ, TTCK Trung Quốc, HongKong liên tiếp có những phiên giảm mạnh ngay sau Đại hội Đảng lần thứ 20 trước tâm lý lo ngại chính sách thắt chặt hơn với doanh nghiệp tư nhân, chính sách zero covid cùng với hoạt động rút vốn của khối ngoại. Cùng với đà hồi phục của dầu, nhiều mặt hàng kim loại cũng tăng tốt. Tuần tới, Thị trường sẽ đón nhận thông tin từ cuộc họp FED với dự báo lãi suất sẽ tiếp tục tăng 0.75%.
GDP quý III Trung Quốc tăng 3.9% cao hơn mức tăng 0.4% quý II và hơn 0.5% so với dự báo. Doanh thu bán lẻ tháng 9 tăng 2.5%, tỷ lệ thất nghiệp tăng 5.5% trong khi chỉ số sản lượng công nghiệp tăng 6.3%. Chính sách zero covid ảnh hưởng nhiều đến mục tiêu tăng trưởng 5% năm 2022, GDP Trung Quốc tăng 3% trong 9 tháng đầu năm. Chỉ số PMI EU giảm từ 48.1 tháng 9 xuống 47.1 điểm tháng 10 trong khi lạm phát tháng 9 duy trì ở mức cao gần 10%. S&P Global cho rằng suy thoái ở Eurozone ngày càng khó tránh. Đây cũng là quan điểm IMF trong báo cáo 23/10, triển vọng EU trở nên u ám hơn rất nhiều, Đức và Italy sẽ trở thành nền kinh tế phát triển đầu tiên tăng trưởng âm và rơi vào suy thoái trong năm 2023. Tăng trưởng khối EU giảm mạnh xuống 0.6% năm 2023. Kỳ họp tháng 10, ECB tăng lãi suất lần 3 thứ liên liếp thêm 0.75% và giảm bớt hỗ trợ Ngân hàng Châu Âu, tiếp tục gây sức ép tăng trưởng EU.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Công bố KQKD quý III của các Doanh nghiệp niêm yết.
• Công bố các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 10.
• Ngày 31/10, PMI Trung Quốc; Doanh thu bán lẻ, niềm tin tiêu dùng Nhật; CPI và GDP công bố lần đầu EU. 1/11, Lãi suất và biên bản tiền tệ Australia; PMI EU, Hoa Kỳ. 2/11, Biên bản chính sách tiền tệ Nhật; Thay đổi bảng lương phi nông nghiệp và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 3/11, Lãi suất và biên bản FOMC; Lãi suất và Báo cáo chính sách tiền tệ BOE. 4/11, Tỷ lệ thất nghiệp Canada; Tỷ lệ thất nghiệp Hoa Kỳ. 5/11, Cuộc họp OPEC.