Tiêu đề Tuần 48_Quan sát P/E một số TTCK khi tạo đáy_221128
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 27/11/2022
Số trang : 17
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2415 Kb
Tải về: 531
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Các cổ phiếu lớn đang làm nền cho các cổ phiếu hồi phục trên diện rộng
Khối ngoại duy trì đà mua ròng và nhiều cổ phiếu lớn tăng trong phiên giao dịch cuối tuần đã giúp cho VN-Index duy trì 2 tuần tăng điểm liên tiếp. Chỉ số chỉ tăng 0.2% nhưng có đến 259/401 cổ phiếu và 14/19 ngành tăng điểm. Sự ổn định của nhóm cổ phiếu có quy mô vốn hóa lớn đang làm nền cho đà hồi phục trên diện rộng. Ngoài ngành Tài chính vẫn tăng tốt thị trường có sự luân chuyển tăng điểm mạnh ở nhóm Dầu khí và Hàng cá nhân trong khi ngành Bán lẻ, Tiện ích và Bất động lại điều chỉnh sau tuần tăng mạnh. Hoạt động mua ròng mạnh của khối ngoại là điểm sáng trong thời gian qua khi họ đã mua ròng khoảng 336 triệu USD trong tháng 11 và thông tin một quỹ ngoại chuẩn bị giải ngân thêm 160 triệu USD đã giúp tâm lý thị trường tích cực củng cố cho xu hướng hồi phục và cơ hội cho hoạt động giao dịch ngắn hạn. 
Báo cáo Forbes cho thấy Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế vượt qua tác động của đại dịch. GDP bình quân năm 2021 đạt 3,694 USD. Từ 2006 đến 2021, GDP bình quân tăng gần gấp 5 lần. Tăng trưởng GDP bình quân có thể phần lớn do nền kinh tế Việt Nam ngày càng đa đang hóa với chỉ số phức tạp kinh tế ECI tăng từ vị trí 83 lên 61 trên thế giới. Báo cáo nhấn mạnh GDP bình quân đầu người VN tăng ấn tượng nhất so với tất cả các quốc gia, phản ảnh xu hướng năng động và phát triển vượt bậc của nền kinh tế trong những năm qua. Phòng PTNC cho rằng thu nhập bình quân đầu người của VN tăng sẽ là điều kiện quan trọng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng lĩnh dịch vụ, tiêu dùng và cũng là nền tảng cho sự phát triển các kênh đầu tư đa dạng trong nước, giảm mặt bằng lãi suất trong trung dài hạn.
 
TTCK THẾ GIỚI
Phố Wall tăng điểm sau khi công bố biên bản FOMC của FED
Biên bản FOMC cho thấy FED đang đạt tiến bộ trong cuộc chống lạm phát và sẽ làm chậm tốc độ nâng lãi trong cuộc họp tháng 12 và năm 2023. Các chỉ số CK Hoa Kỳ ghi nhận mức tăng bình quân 1.5%. Diễn biến tăng điểm tương đồng trên các TTCK Châu Âu và TTCK Châu Á. Mặc dù gặp bất lợi từ làn sóng covid đạt đỉnh và đóng cửa tại một số thành phố quan trọng, TTCK Trung Quốc vẫn giữ được vùng điểm xung quanh tham chiếu của tuần. Chỉ số USD Index sụt giảm gần 1% kéo theo sự hồi phục của nhiều đồng tiền chủ chốt khác như EUR, GPB, CNY dù vậy USD vẫn tiếp tục tăng giá so với JPY và các đồng tiền khu vực mới nổi và thị trường biên. Nhiều loại hàng hóa cũng giảm giá tuần qua qua ngoại trừ nhóm kim loại quý.  
Báo cáo ra ngày 22/11, OECD dự báo tăng trưởng thế giới giảm từ 3.1% năm 2022 xuống còn 2.2% năm 2023 do lạm phát cao, xung đột Nga – Ukraine, niềm tin tiêu dùng suy giảm và nhiều yếu khó đoán định. Trước đó, báo cáo tháng 10 IMF cho rằng thế giới ở giai đoạn “rất mong manh”, tăng trưởng ngày một chậm và lạm phát gia tăng và dự báo tăng trưởng 2023 ở mức 2.7%. Năm 2023 sẽ có 25% khả năng tăng trưởng toàn cầu giảm dưới 2% và 1/3 nền kinh tế toàn cầu chứng kiến 2 quý liên tiếp tăng trưởng âm. Báo cáo WB, ADB đều dự báo bức tranh kém tươi sáng trong năm 2023 và đặc biệt chủ tịch WB cảnh báo thế giới đang đối mặt với “làn sóng thứ 5 của cuộc khủng hoảng nợ”; ECB cho biết xác suất suy thoái của Eurozone năm 2023 tăng lên 80%. Trạng thái phong tỏa các Thành phố lớn Trung Quốc trước ca nhiễm tăng kỷ lục vào cuối năm 2022, triển vọng kinh tế thế giới 2023 có thêm gam màu xám.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Thông tin hỗ trợ liên quan room tín dụng, giải ngân khối ngoại và các giải pháp ổn định TPDN.
• Công bố các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 11/2022.
• Ngày 29/11, Tỷ lệ thất nghiệp, Doanh thu bán lẻ Nhật Bản; GDP Canada; Chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ. 30/11, CPI EU; GDP, thay đổi bảng lương phi nông nghiệp và Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ; Chỉ số PMI Trung Quốc. 1/12, PMI Anh, EU, Canada, Hoa Kỳ; Cuộc họp OPEC; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 2/12, Tỷ lệ thất nghiệp Hoa Kỳ và Canada.