Tiêu đề Tuần 50_Cập nhật danh mục ETF FTSE Vietnam và ETF VNM Quý 4 năm 2022_221212
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 12/12/2022
Số trang : 13
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1937 Kb
Tải về: 472
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Thị trường điều chỉnh sau tuần tăng mạnh, xu hướng vận động ngành rõ rệt
VN-Index thoái lui -2.6% trước áp lực chốt lãi sau khi đã tăng mạnh 11.1% tuầntrước đó, qua đó tạm dừng chuỗi tăng điểm 3 tuần liên tiếp. Thị trường có sự phân hóa với 143 cổ phiếu tăng/240 cổ phiếu giảm và 5/19 ngành tăng điểm. Dòng tiền tuần qua vận động nhanh qua các nhổm cổ phiếu Dầu khí, Hóa chất, Thủy Sản, Chứng khoán,  Xây dựng giúp các cổ phiếu ngành tăng mạnh trong 1 phiên nhưng chịu áp lực chốt lãi mạnh tại các ngành Bất động sản, Ngân hàng, Thực phẩm đồ uống. Khối ngoại duy trì đà mua ròng khoảng 138 triệu USD, hỗ trợ VN-Index nhanh chóng ổn định sau phiên chốt lãi mạnh và tích lũy quanh 1,050 điểm. Như nhận định tuần trước, chúng tôi cho rằng NĐT có thể tiếp tục canh mua ở vùng thấp tại những phiên rung lắc để tận dụng vận động luân chuyển của tiền và chủ động cho việc trading khi chỉ số tiến tới các vùng điểm cao mới sau nhịp tích lũy.
NHNN đã nới hạn mức tín dụng tăng thêm 1.5% - 2% so với mục tiêu 14% xây dựng từ đầu năm. Mặc dù còn 1 tháng hết năm 2022, việc điều chỉnh này củng cố niềm tìn doanh nghiệp để mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất vào dịp Tết qua đó tạo nền tảng cho tăng trưởng và phát triển trọng năm 2023. Theo đại diện NHNN có những thời điểm SBV điều chỉnh các công cụ chính sách như lãi suất, tỷ giá, hạn mức tín dụng không ngoài mục tiêu thực hiện mục tiêu kép gồm ổn định kinh tế vĩ mô, kìm hãm lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng. Theo chúng tôi NHNN mở lại room tăng trưởng cho thấy SBV đã chuyển trạng thái từ việc chạy theo đối phó với biến động thị trường thế giới tác động lên tỷ giá, lãi suất và tạo áp lực lạm phát sang chủ động điều hành hỗ trợ tăng trưởng khi bối cảnh ổn định các yếu tố trên không còn áp lực. Đây là tín hiệu cực cho Doanh nghiệp, nền kinh tế qua đó dần hồi phục lại các kênh đầu tư.
 
TTCK THẾ GIỚI
Giá dầu lao dốc về mức thấp nhất trong năm bất chấp thông tin Trung Quốc thay đổi chính sách chống Covid và G7 áp trần giá dầu Nga
Các chỉ số CK Hoa Kỳ có nhịp thoái lui gần 2.5% khi NĐT đánh giá lại khả năng suy thoái kinh tế và hành động FED trong khi chờ các dữ liệu mới về PPI tháng 11 và tâm lý tiêu dùng 9/12 và CPI 13/12 tới. Các thị trường CK chủ chốt và TTCK Châu Á đều giảm điểm ngoại trừ Trung Quốc tăng 1.6% nhờ tín hiệu tích cực nới lỏng kiểm soát covid. Trên thị trường tiền tệ, USD Index tăng 0.2%, kết thúc 3 tuần giảm điểm. USD tăng giá so nhiều đồng nội tệ dù vậy VND là ngoại lệ khi tăng 3.4%. Thị trường hàng hóa cũng biến động khá mạnh trong tuần qua với mức giảm -2.8%, dẫn đầu là mức giảm trên 10% của dầu thô và gas. Giá dầu giảm do lo ngại triển vọng suy thoái các nền kinh tế chủ chốt lấn át các thông tin hỗ trợ. Quặng sắt là một trong mặt hàng đi ngược chiều xu hướng hàng hóa khi ghi nhận mức 8%, qua đó ghi nhận mức tăng gần 25% trong vòng 1 tháng. Trong tuần tới, NĐT đón nhận thông tin quan trọng về CPI tháng 11 và sau đó là quyết định chính sách FED.
Trung Quốc tiến gần đến việc chấm dứt hoàn toàn chính sách chống Covid hà khắc qua các chính sách công bố 7/12, theo đó người không có triệu chứng, hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ về hô hấp sẽ được phép cách ly tại nhà chứ không bị bắt buộc vào các cơ sở cách ly của Chính Phủ. Các hình thức kiểm soát đi lại cũng sẽ được gỡ bỏ, các biện pháp xét nghiệm PCR chỉ áp dụng khu vực nhà dưỡng lão, bệnh viện và trường học. Trước đó, mặc dù các ca nhiễm mới tại Trung Quốc duy trì ở mức đỉnh mới, Bắc Kinh, Thâm Quyến và một số thanh phố khác đã chính thức nới kiểm soát Covid. Thị trường tài chính trước đó đã phản ứng tích cực với thông tin nới lỏng khi NDT vượt ngưỡng 7 NDT/USD và các TTCK hồi phục. Vậy là sau 3 năm chống dịch nghiêm ngặt, Trung Quốc đang có những chuyển biến sẵn sàng sống chung với dịch như các quốc gia trên thế giới khác.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh mua ròng. Dòng tiền luân chuyển tìm cơ hội qua các ngành và cổ phiếu
• Báo cáo lạm phát tháng 11 và cuộc họp chính sách tháng 12 của FED
• Ngày 12/12, Chỉ số sản xuất công nghiệp, PMI, GDP Anh; FDI Trung Quốc. 13/12, Biên bản chính sách tiền và Chủ tịch BOE phát biểu; CPI Hoa Kỳ. 14/12, CPI Anh; Chỉ số công nghiệp EU; Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 15/12, Lãi suất FED, biên bản FOMC; GDP New Zealand; Tỷ lệ thất nghiệp Australia, Trung Quốc; Lãi suất và chính sách tiền tệ NHTW Thụy Sỹ, BOE và ECB; Doanh thu bán lẻ Hoa Kỳ. 16/12, PMI Anh, EU, Hoa Kỳ; CPI lần cuối EU.