Tiêu đề Tuần 52_Thanh khoản suy yếu, thị trường khó đoán trong tuần kết thúc năm giao dịch_221226
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 25/12/2022
Số trang : 11
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1814 Kb
Tải về: 422
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Dòng tiền thu hẹp và diễn biến chỉ số có phần tiêu cực
VN-Index bất ngờ diễn biến kém tích cực cùng diễn biến của thị trường thế giới với mức giảm 3.05% và thanh khoản có xu hướng sụt giảm. Các cổ phiếu trụ cột suy yếu nhanh, kéo theo đà sụt giảm trên diện rộng của 18/19 ngành và 75% số cổ phiếu giảm điểm. Chỉ số giảm sâu và thanh khoản thu hẹp cũng lấy đi cơ hội trading luân chuyển của dòng tiền theo ngành và theo các cổ phiếu có câu chuyện của những tuần trước. Thanh khoản nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục thu hẹp trước kỳ nghỉ Lễ nhưng cũng là thời điểm phù hợp cho việc đỡ NAV của một số quỹ. Chỉ số đang ở thời điểm khá nhạy cảm và khả năng tăng hoặc giảm theo mô hình kỹ thuật falling wedge như nhau. Do vậy, chúng tôi cho rằng NĐT cẩn trọng tránh mua đuổi và chờ các tín hiệu rõ ràng hơn trước khi giao dịch.
Theo kế hoạch Bộ GTVT, 12 gói thầu đầu tiên thuộc 12 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam giai đoạn II sẽ đồng loạt khởi công 11.5 tháng chuẩn bị, rút ngắn thời gian đáng kể so với 2.5 năm của giai đoạn I kể từ khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. Các địa phương có tuyến cao tốc Bắc Nam giai đoạn II đi qua đã bàn giao 426/721 km hay 59% khối lượng công việc qua đó cơ bản đáp ứng yêu cầu tiến độ bàn giao mặt bằng. Dự án trọng điểm này đã lập kỷ lục và rút ngắn được hơn 1/2 thời gian chuẩn bị, không chỉ tạo xung lực giải ngân ngay từ đầu năm 2023 mà còn mang lại kỳ vọng về việc đẩy mạnh tiến độ đầu tư công trong năm 2023 sau nhiều năm không đạt tỷ lệ giải ngân cao như kỳ vọng.
 
TTCK THẾ GIỚI
TTCK Hoa Kỳ tiếp tục giảm điểm do tâm lý lo ngại suy thoái
Các chỉ số CK Hoa Kỳ tiếp tục giảm bình quân 1.8% sau mức giảm 2.5% tuần trước. Tâm lý lo ngại nền kinh tế suy thoái tiếp tục trỗi dậy trước lo ngại chính sách thắt chặt tiền tệ hơn từ các NHTW. Các thị trường phát triển khác hồi phục nhẹ, ngoại trừ Nhật Bản ghi nhận mức giảm 4.7% trước biến động tăng giá của JPY. TTCK Châu Á phân hóa, 2 thị trường tích cực trước đó là Trung Quốc và Việt Nam đều giảm trên 3%. Sau tuần tăng điểm, TT hàng hóa giảm lại 0.8%, chủ yếu đến từ giá gas tự nhiên (-24.8%), Thép (-2.7%) và Quặng sắt (-1.9%). Thị trường tiền tệ, USD tiếp tục suy yếu thêm 0.3%, giảm nhẹ so với các đồng tiền chủ chốt và giảm mạnh -2.9% so với JPY. Trong tuần tới, thị trường không có thông tin quan trọng trước kỳ nghỉ Lễ và vận động các thị trường phụ thuộc nhiều vào yếu tố tâm lý.
BOJ bất ngờ nới biên độ lợi suất mục tiêu của Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm trong phạm vi 0.5% quanh mức 0% so với trước đây 0.25%. Thống đốc BOJ cho rằng đây không phải là thắt chặt cũng không phải là bước đệm tiến tới rút lui tuy nhiên điều này nằm ngoài dự báo khảo sát khiến cho yên tăng giá đẩy lợi tức trái phiếu tăng và cổ phiếu giảm mạnh. Quyết định thay đổi chính sách kiểm soát đường cong lợi suất trái phiếu của BOJ cũng kích hoạt làn sóng bán tháo TPCP trên toàn cầu. Lợi tức trái phiếu Hoa Kỳ, Anh, Đức kỳ hạn 10 năm tăng từ 0.1% – 0.3%. BOJ dù vậy vẫn duy trì mức lãi suất âm 0.1%, do vậy động thái này vẫn chỉ nhìn nhận là điều chỉnh giúp đường cong lãi suất ổn định hơn và biến động TPCP các nước có thể chỉ là sự phản ứng tức thời mang yếu tố tâm lý.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Thông tin kinh tế vĩ mô tháng 12 và cả năm 2022
• Ngày 26/12, Nghỉ giao dịch. 27/12, Tỷ lệ thất nghiệp, Doanh thu bán lẻ Nhật bản. 28/12, Doanh thu bán nhà qua sử dụng Hoa Kỳ, chỉ số PPI Anh. 29/12, Đơn xin trợ cấp thuyết nghiệp, Dự trữ đầu thô Hoa kỳ. 30/12, Chỉ số PMI Trung Quốc, PMI Chicago Hoa Kỳ.