Tiêu đề Tuần 01_Thị trường nhiều khả năng còn giao dịch giằng co với thanh khoản thấp_230102
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 02/01/2023
Số trang : 11
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1789 Kb
Tải về: 489
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Dòng tiền thu hẹp, chỉ số có tuần giảm thứ 2 liên tiếp
VN-Index giảm -1.3% qua đó ghi nhận mức giảm tuần thứ 2 liên tiếp. Tâm lý nghỉ ngơi và ngại rủi ro trước kỳ nghỉ Lễ khiến cho thanh khoản giảm và thị trường biến động mạnh theo nhịp đẩy mua hoặc bán của các đầu lớn. Ở thế giằng co, các ngành phân hóa và thu hẹp mức giảm so tuần trước khi chỉ có 213/403 cổ phiếu và 12/19 ngành giảm điểm. Một số ngành như Hàng cá nhân & gia dụng, Ô tô và phụ tùng có mức tăng trên 4% phục thuộc vào một số cổ phiếu có vốn hóa lớn và chưa cho thấy sự trở lại của dòng tiền luân chuyển. Thị trường cũng chưa có tín hiệu cho thấy dòng tiền sẽ sớm quay lại do 2 kỳ nghỉ Lễ khá sát nhau. Nhiều khả năng thị trường tiếp tục giằng co với thanh khoản thấp trong vài tuần tới. Do vậy, Chúng tôi cho rằng NĐT nên kiên nhẫn chờ các tín hiệu rõ ràng hơn trước khi giao dịch tăng hoặc giảm vị thế.
GDP quý IV ước +5.92%, đưa mức tăng trưởng năm 2022 đạt 8.02%. Khu vực công nghiệp xây dựng +7.7%, đóng góp 38.2%; khu vực dịch vụ +9.9%, đóng góp 56.6%; 5% từ nông lâm thủy sản. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 4,110 USD/người, năng suất lao động +4.8%. Ngành công nghiệp quý IV tăng chậm, ước +3.6% yoy. Tổng mức bán lẻ hàng hóa Dvtd +17.1% yoy, chậm lại so với mức 19.8% cả năm 2022. Tổng phương tiện thanh toán +3.8%, huy động tín dụng +6% so với tăng trưởng tín dụng 12.8%. Vốn đầu tư toàn xã hội ước tăng 11% yoy, vốn đăng ký FDI giảm 11% yoy, FDI thực hiện +13.5%. Thặng dư ngân sách 222 nghìn tỷ. Xuất khẩu tăng 10.6% yoy, Nhập khẩu tăng 8.4% và thăng dự thương mại 11.2 tỷ USD. CPI bình quân +3.15% yoy. Dữ liệu kinh tế vĩ mô 2022 là rất tích cực, dù vậy lĩnh vực tiêu dùng, sản xuất, xuất khẩu đang chậm lại báo hiệu khó khăn trong việc duy trì tăng trưởng tích cực năm 2023.
 
TTCK THẾ GIỚI
Tăng giảm thất thường trong tuần, các chỉ CK thế giới tăng giảm trái chiều
Chỉ số CK Hoa Kỳ tiếp tục giảm nhẹ với những phiên tăng giảm khá mạnh xen kẽ. Sau những phiên giảm do lợi tức trái phiếu tăng và doanh thu bán nhà chờ xử lý giảm thì thông tin đơn xin trợ cấp thất nghiệp không quá tiêu cực lại giúp thị trường hồi phục. Diễn biến giằng co tăng giảm trái chiều cũng diễn ra ở các nước phát triển và các nước khu vực, ngoại trừ TTCK Thái Lan tăng mạnh 3.5%. Biến động tăng giảm theo tuần cũng xuất hiện trên TT hàng hóa với mức tăng 1.1% sau tuần giảm điểm. Giá các kim loại hồi phục tốt lấn át đà giảm -9% của gas tự nhiên. Còn trên thị trường tiền tệ, USD tiếp tục suy yếu thêm 0.5%, giảm đều so với các đồng tiền nội tệ khác. Các Thị trường có khả năng phá vỡ thế giao dịch giằng co khi nhiều thông tin quan trọng được công bố trong tuần tới.
Một số điểm nổi bật kinh tế thế giới được các tổ chức quốc tế dự báo năm 2023: (1) Lạm phát và lãi suất ở mức cao, IMF dự báo lạm phát toàn cầu 6.5%, lạm phát. Một số nhận định cho rằng giá năng lượng, nguyên liệu thô đắt đỏ, thiếu lao động và chi phí chuyển đổi xanh tại các nước Phương Tây và Trung Quốc mở cửa là nguyên nhân khiến lạm phát không giảm nhanh kéo theo lãi suất giữ ở mức cao; (2) Tăng trưởng chậm, nhiều nền kinh tế nguy cơ suy thoái. IMF và OECD dự báo tăng trưởng toàn cầu lần lượt 2.7% và 2.2%, thấp hơn 0.5% và 1% so năm 2022. 3 nền kinh tế Hoa Kỳ, Trung Quốc và EU chững lại và một số nước suy thoái hoặc suy thoái kỹ thuật; (3) Trung Quốc mở cửa tạo động lực phục hồi kinh tế toàn cầu nhưng cũng ảnh hưởng tình hình lạm phát và gia tăng dịch bệnh và (4) Làn sóng phá sản tăng cao, ước tính tỷ lệ phá sản toàn cầu tăng từ 10% lên 19% năm 2023 từ các Công ty bảo hiểm.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Thông tin kinh tế vĩ mô tháng 12 và cả năm 2022
• Thông tin về cuộc họp bất thường Đại hội TW Đảng và Quốc hội
• Ngày 2/1, Chỉ số PMI EU. 3/1,Cuộc họp OPEC.; Chỉ số sản suất công nghiệp Canada, Hoa Kỳ. 4/1, PMI dịch vụ EU; PMI sản xuất Hoa Kỳ. 5/1, Biên bản cuộc họp FOMC; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp, Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 6/1, Cán cân thương mại Trung Quốc; CPI lần đầu EU; Tỷ lệ thất nghiệp Canada, Hoa Kỳ.