Tiêu đề Tuần 02_Dự báo danh mục cổ phiếu thuộc bộ chỉ số VN30 Index và VN-Finlead Index_230109
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 09/01/2023
Số trang : 13
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2129 Kb
Tải về: 538
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt
TTCK VIỆT NAM
TT quay trở lại vùng tích lũy trước khi giảm, áp lực chốt lãi trở lại
VN-Index tăng mạnh 4.4% với 15/19 ngành tăng điểm và 65% số cổ phiếu tăng giá. Khối ngoại bền bỉ mua ròng, và diễn biến thị trường và tâm lý bị nén tuần kết thúc năm giao dịch đã giúp VN-Index bật tăng mạnh mẽ phiên đầu tiên năm 2023. Xu thế giằng co đi lên duy trì dù vậy áp lực chốt lãi quay trở lại khi chỉ số bước vào vùng tích lũy trước khi giảm điểm trên 1,050 điểm. Một số ngành có mức tăng trên 5% gồm có Dầu khí, Tài nguyên cơ bản, Dịch vụ tài chính và Ngân hàng trong khi những ngành tăng tuần trước như Hàng cá nhân và dịch vụ, Du lịch và giải trí và Y tế lại giảm điểm. Áp lực chốt lãi quay lại và dòng tiền vẫn chưa có sự cải thiện tích cực, VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục giằng co với thanh khoản thấp trong khoảng thời gian 2 tuần trước kỳ nghỉ Lễ. Do vậy, Chúng tôi cho rằng NĐT tiếp tục kiên nhẫn chờ các tín hiệu rõ ràng cho hoạt động trading ngắn hạn.
Quốc hội khai mạc cuộc họp bất thường lần thứ 2 từ 5/1 – 9/1. Các vấn đề như quy hoạch tổng thể quốc gia, đánh giá thực hiện các Nghị quyết, dự thảo sửa đổi Luật và công tác nhân sự sẽ là trọng tâm cuộc họp. Quy hoạch tổng thể quốc gia phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân đạt khoảng 7.0%/năm giai đoạn 2021-2030. Tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam là nước phát triển, thu nhập cao giai đoạn 2031-2050, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6.5-7.5%/năm. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2050 đạt khoảng 27,000-32,000 USD. Quốc hội cũng phê duyệt 2 phó thủ tướng Chính phủ mới thay thế các vị trí miễn nhiệm trong chiều 5/1. Việc phê duyệt bổ sung nhân sự cao cấp kịp thời là động lực cho Chính phủ hoàn thành các mục tiêu năm bản lề của nhiệm kỳ 2021 – 2026.
 
TTCK THẾ GIỚI
TTCK thế giới khởi sắc tuần đầu năm 2023
Chỉ số CK Hoa Kỳ bật tăng mạnh vào phiên cuối tuần trước báo cáo việc làm và khảo sát cho thấy lạm phát đang hạ nhiệt. Tính chung tuần, các chỉ số CK Hòa Kỳ tăng bình quân 1.4%, dù vậy vẫn thấp hơn mức tăng bình quân 3.8% của các nước phát triển Châu Âu. Các thị trường khu vực có sự phân hóa khi chứng kiến thị trường Indian, Japan, Malaysia, Indonesia giảm trong khi các thị trường khác tăng điểm. Trái ngược với diễn biến của TTCK, chỉ số hàng hóa lại có mức giảm mạnh 4.2%, dẫn dầu dầu thô và khí gas với mức giảm 8.1% và 11.1%. Ngoài ra các kim loại, ngoại trừ kim loại quý cũng giảm mạnh do những lo ngại covid lan nhanh ở Trung Quốc sau khi gỡ bỏ lệnh kiểm soát. Chỉ số USD Index tăng 0.3% tuy nhiên lại giảm giá so với các đông tiền khu vực như Thailand, Philippines và Vietnam. Công bố CPI tháng và năm cùng với phát biểu chủ tịch FED sẽ là tâm điểm thông tin trong tuần tới.
Biên bản FOMC tháng 12 cho thấy quan điểm chống lạm phát và kỳ vọng lãi suất cao hơn của cho tới khi thêm dữ liệu củng cố niềm tin lạm phát trên đường giảm về mức 2%. Dựa trên quan điểm FED tại kỳ họp tháng 12, thị trường đang dự đoán tăng lãi suất 0.5% - 0.75% trước khi tạm ngừng tăng lãi suất để đánh giá. Tuy nhiên kỳ vọng và khả năng giảm lãi suất 2023 lại không được thành viên nào ủng hộ. Cùng với giảm lãi suất, FED giảm quy mô bản CĐKT khi để 95 tỷ USD trái phiếu và CK đảm bảo thế chấp đáo hạn và không mua lại. Mặc dù lạm phát đang có tiến triển nhưng thị trường lao động vững chắc với báo cáo 4/1 cho thấy tăng trưởng việc làm phi nông nghiệp vượt kỳ vọng. Lạm phát do vậy vẫn là mối bận tâm nhiều hơn của FED so với nỗi lo suy thoái.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Thị trường quay trở lại vùng tích trước khi giảm, tâm lý thận trọng và áp lực chốt lãi trước kỳ nghỉ Lễ
• Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 2 diễn ra từ 5/1 – 9/1
• 9/1, Tỷ lệ thất nghiệp EU; CPI và PPI Trung Quốc. 10/1, Cung tiền M2 và các khoản vay mới Trung Quốc; Chủ tịch FED phát biểu. 11/1, CPI và Doanh thu bán lẻ Australia; Dự trữ dầu thô. 12/1, CPI tháng và năm, đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Hoa Kỳ; Báo cáo ECB. 13/1, GDP Anh; Cán cân thương mại EU; Chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ.