Tiêu đề Tuần 04_Đánh giá việc dự báo danh mục chỉ số VN30, VN-Finlead và dự báo số lượng cổ phiếu kỳ ETF cơ cấu_230123
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 27/01/2023
Số trang : 14
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2244 Kb
Tải về: 532
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Khối ngoại tăng cường mua ròng đẩy VN-Index vượt qua 1,100 điểm
Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng gần 100 triệu USD trong tuần là động lực lớn hỗ trợ VN-Index vượt qua ngưỡng tâm lý 1,100 điểm trong bối cảnh NĐT trong nước có xu hướng nghỉ ngơi trước kỳ Nghỉ Lễ dài. VN-Index tăng mạnh 4.52% với độ rộng tăng áp đảo. Thị trường ghi nhận 18/19 ngành tăng điểm. Thanh khoản chưa có sự cải thiện do NĐT trong nước giao dịch cẩn trọng. Vận động tăng giá tuần rồi cũng phá vỡ xu hướng giằng co ngắn hạn và hướng lên các vùng cao mới 1,150 và 1,200 điểm. NĐT có thể cân nhắc cơ hội giao dịch trading ngắn hạn trong quá trình thanh khoản dần cải thiện sau kỳ Nghỉ Lễ.
Tình hình kinh tế giới 2023 dự báo khó khăn, khó lường hơn 2022 do lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ, mất giá đồng tiền, nhu cầu sụt giảm, doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề… Cuối 2022, thị trường xuất khẩu Việt nam thu hẹp kéo theo tình trạng cắt giảm lao động. Bộ KH&ĐT đang trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến 2025 gồm các giải pháp ngắn và dài hạn. Giải pháp ngắn gồm hỗ trợ tín dụng tập trung vào sản xuất, kiểm soát lĩnh vực rủi ro, đáp ứng vốn thương nhân nhập khẩu xăng dầu, than đảm bảo an ninh năng lượng; xử lý khó khăn trái phiếu doanh nghiệp. Giải pháp dài hạn phát triển tập đoàn công nghiệp lớn, vươn ra thị trường khu vực và hỗ trợ các Doanh nghiệp tăng trưởng cao tạo sức bật và hình thành các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn trong tương lai.
 
TTCK THẾ GIỚI
Nỗi lo quay lại, TTCK Hoa Kỳ điều chỉnh sau tuần giao dịch hưng phấn
Diễn biến hưng phấn của tuần đầu năm mới dần lấn át bởi báo cáo bán lẻ Hoa kỳ gây thất vọng, nguy cơ suy thoái, và KQKD các Doanh nghiệp kém khả quan. Liên tiếp 2 phiên giảm điểm cuối tuần khiến các chỉ số CK Hoa Kỳ giảm về mức bình quân 1.7%. Thị trường các nước phát triển Châu Âu duy trì mức tăng 0.7% trong khi các nước Châu Á tăng bình quân trên 1%, dẫn đầu là TTCK Việt Nam tăng 4.52%. Biến động tăng giảm ghi nhận trên thị trường hàng khi chỉ số giảm lại 0.3% sau 1 tuần tăng mạnh. Giá dầu, giá gas giảm điểm đóng góp chính cho mức giảm trong tuần. USD Index hồi phục nhẹ 0.1% sau chuỗi tuần giảm điểm từ mức thấp nhất kể từ 4/2022 trong phiên đầu tuần. Trong tuần tới Hoa Kỳ công bố GDP lần đầu quý IV và năm sẽ là thông tin quan trọng ảnh hưởng lên các thị trường. 
BOJ giữ nguyên lãi suất ngắn hạn ở mức âm 0.1% và lãi suất trái phiếu CP kỳ hạn 10 năm ở mức 0% trong kỳ họp tháng 1/2023 trước áp lực lạm phát. CPI cơ bản Nhật Bản tăng 3.7% trong tháng 11 tuy nhiên quan điểm CPI do chi phí đẩy sẽ không bền vững và BOJ dự báo CPI cơ bản chỉ tăng 1.6% trong năm 2023. Điều này cho thấy BOJ chưa thấy mối lo ngại quá lớn từ lạm phát và vẫn cố gắng duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng để hỗ trợ cho đà phục hồi kinh tế. Một diễn biến khác chú ý trong tuần này là việc USD bị bán tháo, rơi xuống mức thấp nhất từ tháng 4/2022. NĐT tin rằng lạm phát Hoa Kỳ hạ nhiệt, FED nhẹ tay thắt chặt chính sách tiền tệ và Trung Quốc đảo ngược chính sách Zero-covid. Đây là những thúc đẩy bán tháo USD trong 2 tuần qua trái ngược xu hướng đầu cơ trong năm 2022. 

THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• TTCK nghỉ từ Lễ từ 20/1 đến 26/1/2023
• Thông tin kinh tế vĩ mô tháng 1
• 23/1, Biên bản chính sách tiền BOJ; Niềm tin tiêu dùng EU. 24/1, PMI sản xuất và dịch vụ EU, Anh và Hoa Kỳ. 25/1, CPI Australia, New Zealand; Lãi suất và biên bản chính sách tiền NHTW Canada; Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 26/1, Đơn xin trợ cấp thất nghiệp, Đơn đặt hàng hóa lâu bền, doanh thu nhà mới và GDP năm công bố lần đầu của Hoa Kỳ. 27/1, Doanh thu nhà qua sử dụng và chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ.