Tiêu đề Tuần 06_Đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Q4 và cả năm 2022_230206
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 06/02/2023
Số trang : 13
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1889 Kb
Tải về: 499
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt
TTCK VIỆT NAM
Áp lực chốt lãi mạnh, thị trường giảm gần về mặt bằng trước Tết AL
VN-Index giảm mạnh trước áp lực chốt lãi ngắn hạn và sự suy yếu nhanh của các cổ phiếu trụ cột. Thị trường dù vậy cân bằng trong 2 phiên cuối tuần khi khối ngoại mua ròng rõ rệt trở lại. VN-Index cả tuần giảm 3.58%. Đà giảm diễn ra trên diện rộng với 257/404 cổ phiếu và 15/19 ngành giảm điểm. Một số ngành đã tăng mạnh và ngành có hệ số beta cao như Hàng cá nhân & gia dụng, du lịch & giải trí, dịch vụ tài chính và bất động sản giảm trên 5% trong khi Bán lẻ, ô tô & phụ tùng, y tế và truyền thông đi ngược xu hướng. Mùa công bố KQKD gần kết thúc và khối ngoại giảm mạnh mua ròng trong 3 phiên đầu tuần đã thúc đẩy hoạt động chốt lãi ngắn hạn và đỉnh điểm diễn ra trong phiên 1/2. Thanh khoản có dấu hiệu cải thiện sau kỳ nghỉ Lễ nhưng phần lớn tăng ở những phiên giảm điểm. Tâm lý thị trường cuối tuần dần ổn định và VN-Index có thể phục hồi nếu ngưỡng hỗ trợ 1,060 điểm của mô hình mô hình tam giác hội tụ được giữ vững. Nhà đầu tư có thể cân nhắc canh mua tại những nhịp rung lắc nhằm đón đầu mùa ĐHCĐ sắp tới.
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 1 năm 2023 cho thấy chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 14.6% tháng trước và 8% yoy; FDI đăng ký và giải ngân giảm lần lượt 19.8% và 16.3% yoy; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 5.2% tháng trước và 20% yoy; Kim ngạch XK ước giảm 13.6% tháng trước và 21.3% yoy, xuất siêu 3.6 tỷ USD; CPI tháng 1 tăng 0.52% tháng trước và tăng 4.89% yoy; Khách quốc tế tăng 23.2% tháng trước. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô phần lớn sụt giảm do hoạt động sản xuất kinh doanh gián đoạn trong 1 tuần nghỉ Tết Al 2023 tuy nhiên ngay một số chỉ tiêu có hiệu ứng tích cực từ kỳ Nghỉ Lễ như tổng mức bán lẻ và khách quốc tế cũng chưa thể quay lại thời điểm trước dịch. Điều này cho thấy các cấu phần tăng trưởng khác cần chuyển biến mạnh để bù đắp cho mục tiêu tăng trưởng 6.5% năm 2023.
 
TTCK THẾ GIỚI
TTCK các nước phát triển tiếp tục thăng hoa ngay cả khi kỳ vọng  chính sách tiền tệ không được FED đáp ứng
FED tăng lãi suất như thông điệp trước đó không làm cho TTCK Hoa Kỳ giảm hưng phấn nhờ niềm tin vào lạm phát suy yếu và KQKD tích cực. Chỉ số S&P 500 tăng trên 2% và các chỉ số chứng khoán nước Châu Âu cũng nối dài đà tăng với mức tăng bình quân trên 1%. Diễn biến các thị trường Châu Á dường như chưa bắt kịp với các nước phát triển khi giằng co đi ngang trong khi TTCK gây bất ngờ giảm mạnh 3.5%, lấy đi hơn 2/3 mức tăng điểm của tuần trước kỳ Nghỉ Lễ. Chỉ số hàng hóa Bcom giảm tiếp 2.7%, dẫn đầu là mức giảm từ giá dầu và gas tự nhiên lần lượt 4.2% và 22.6%. Ngoài ra các kim loại quý cũng giảm trên 2% sau một đợt tăng mạnh. USD Index cũng tiếp tục tăng 0.5% ghi nhận mức tăng tuần thứ 2. VND duy trì mức ổn định hỗ trợ cho hoạt động mua vào ngoại tệ của NHNN. Hoạt động của FED và hiệu ứng mở cửa Trung Quốc có dấu hiệu lu mờ trước mùa công bố KQKD tích cực tuy nhiên các yếu tố này sẽ quay trở lại chi phối thị trường khi mùa công bố KQKD dần kết thúc. 
FED tiếp tục nâng lãi suất thêm 0.25% và không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy đà tăng lãi suất sắp tới cuối chu kỳ. Điều này không nằm ngoài các thông điệp FED đã đưa ra trước đó nhưng không như kỳ vọng của một bộ phận thị trường dự đoán trên tín hiệu tích cực từ lạm phát suy giảm. FED cho biết lạm phát đã hạ nhiệt phần nào nhưng vẫn còn cao và họ vẫn cần thấy cần phải tiếp tục nâng lãi suất. Mức độ tăng lãi suất xác định dựa trên tác độ của các đợt tăng lãi suất, độ trễ chính sách và diễn biến các điều kiện tài chính cũng như nền kinh tế. Về kinh tế, FED đánh giá tăng trưởng ở mức khiêm tốn nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp. Bên cạnh quyết định tăng lãi suất, FED tiếp tục giảm số dư nắm giữ trái phiếu 95 tỷ USD trái phiếu và chứng khoán đảm bảo bằng khoản thế chấp đáo hạn.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Thông tin về sửa Nghị định 65 (trái phiếu riêng lẻ)
• Hoạt động mua ròng của khối ngoại
• 6/2, Cán cân thương mại Trung Quốc; Doanh thu bán lẻ EU. 7/2, Lãi suất và biên bản lãi suất NHTW Australia; Cán cân thương mại Canada và Hoa Kỳ. 8/2, Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 9/2, CPI, cung tiền M2, nợ mới Trung Quốc; Dự báo kinh tế EU; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 10/2, GDP Anh; Tỷ lệ thất nghiệp Canada; Tâm lý tiêu dùng Hoa Kỳ.