Tiêu đề Tuần 18_Liệu Deutche Bank có trở thành Credit Suisse tiếp theo?_230501
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 01/05/2023
Số trang : 20
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2449 Kb
Tải về: 436
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Bật tăng từ vùng giá thấp, thanh khoản yếu trước kỳ nghỉ Lễ
Đảo chiều giữa tuần, VN-Index ghi nhận mức tăng nhẹ 0.6% trước kỳ nghỉ Lễ. Diễn biến trong tuần khá kịch tích và có 2 mảng màu tương phản. Nếu như đầu tuần thị trường giảm do sức ép bán ra từ NĐT trong nước và khối ngoại thì nửa cuối tuần hoạt động mua vào kỳ vọng sau kỳ nghỉ lại thắng thế, đẩy VN-Index trở lại vùng giữa của kênh giá tích lũy 1,050 ± 30 điểm. Thị trường tiếp tục phân hóa với 53% cổ phiếu và 10/19 ngành tăng điểm. Đà tăng tập trung vào một cổ phiếu có KQKD quý I nổi bật thuộc ngành Tài nguyên cơ bản, y tế và dầu khí trong khi ngành ô tô phụ tùng, công nghệ thông tin và bảo hiểm giảm điểm. Tính từ đầu năm VN-Index vẫn vận động kênh giá tích lũy và hiện tại chưa có một ngành lớn đóng vai trò dẫn dắt tạo xu hướng. Do vậy diễn biến giằng co và giao dịch phân hóa còn diễn ra trong mùa KQKD quý I.
Tính đến 28/4, 2 sàn HSX và HNX đã có 472 công ty, chiếm tỷ lệ 63%, đã công bố KQKD quý I với mức tăng trưởng lợi nhuận cùng kỳ 0.2%. Tuy nhiên nếu không xét phần lợi nhuận đột biến từ VHM thì LNST toàn thị trường giảm 16%. 2 sàn có 38% công ty tăng trưởng và 17% công ty thua lỗ trong quý I. 12/30 công ty trong nhóm VN30 có mức tăng trưởng lợi nhuận 25.5% yoy (tăng trưởng 3% nếu không tính VHM). 9/19 cổ phiếu ngân hàng có LNST tăng trưởng 1.6% yoy. VHM, ACB, VRE, MBB và FPT đóng góp lợi nhuận tăng trưởng lớn nhất cho thị trường, ngược lại VIC, DCM, TCB, VND, DGC có tăng trưởng âm. Mùa công bố KQKD quý I đã đi được gần 2/3 quãng đường, nhìn chung ngoại trừ VHM thì các cổ phiếu trong VN30 và ngân hàng gần như không có tăng trưởng so cùng kỳ. Trong tuần tới các công ty còn lại sẽ tiếp tục công bố KQKD và hiệu ứng thông tin sẽ bão hòa trong tuần tới.
 
TTCK THẾ GIỚI
TTCK Hoa Kỳ giằng co trước tin tốt và xấu lẫn lộn trước kỳ họp FED
Các thị trường Hoa Kỳ tăng tốt trong phiên 28/4 ngay sau phiên giảm từ tâm lý lo ngại ngân hàng First republic. Tính chung tuần giao dịch, ngoại trừ chỉ số Nasdaq tăng nhờ nhóm công nghệ có KQKD quý I nổi bật thì các chỉ số còn lại giảm nhẹ. Sau một nhịp tăng tốt, CK Châu Âu điều chỉnh giảm 1.2% của EU600 và TTCK Ý, Pháp dẫn đầu đà giảm lần lượt 3.3% và 1.9%. TTCK Nhật Bản tiếp tục tăng 1% dẫn dắt đà tăng của khu vực. Hầu hết TTCK Châu Á tăng điểm trong khi TT Thái Lan và Singapore giảm 1.9% và 1.5%. TT hàng hóa nối dài chuỗi giảm thêm 2.3%. Giá dầu, thép, quặng sắt, gỗ, chè, bông là những mặt hàng giảm từ 4.5% đến 11%. Đặc biệt giá thép HRC giảm mạnh 13%, nâng mức giảm lên 18% trong tháng 4. Đi ngược với thị trường hàng hóa, USD Index tăng thêm 0.18%. USD tăng khá so với JPY và không biến động mạnh so với các đồng tiền khác. Tuần sau cùng mùa công bố KQKD, cuộc họp FED sẽ có ảnh hưởng lớn đến diễn biến các thị trường. 
GDP Hoa Kỳ tăng 1.1% quý I, thấp hơn mức kỳ vọng 2% của chuyên gia. Chỉ số tiêu dùng cá nhân vẫn tăng tốt 4.2% cao hơn kỳ vọng 3.7%. 2 dữ liệu quan trọng cho thấy tăng trưởng Hoa Kỳ chậm lại, áp lực lạm phát vẫn còn khi nhu cầu mạnh và giá vẫn tăng. Ngày 28/4 và 1/5, FED và FIDC ấn định thời điểm công bố báo cáo giám sát ngân hàng Silicon Valley bank (SVB). SVB phá sản vào tháng 3 đã làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin đầu tư vào ngành Ngân hàng. Hiện tại nỗi lo sợ vẫn còn hiện hữu khi cổ phiếu ngân hàng First republic Bank (FRB) lao dốc 49% sau báo cáo tài chính cho thấy người dân đã rút hơn 100 tỷ USD sau hiệu ứng sụp đổ từ SVB. Cùng với các dữ liệu kinh tế, thị trường kỳ vọng FED có thể sớm kết thúc chiến dịch nâng lãi suất. Tuy nhiên thị trường vẫn có sự đồng thuận lớn về khả năng tăng lãi suất thêm 0.25% trong kỳ họp tháng 5 theo những tuyên bố mới nhất của các thành viên FED.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Mùa họp ĐHCĐ, công bố dự kiến KQKD quý I
• 1/5, PMI Nhật Bản, Canada, Trung Quốc và Hoa Kỳ. 2/5, Lãi suất NHTW Australia; CPI và PMI EU. 3/5, PMI Trung Quốc; PMI dịch vụ EU và Hoa Kỳ; Thay đổi bản lương phi nông nghiệp và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 4/5, FED công bố lãi suất cuộc họp tháng 5, biên bản chính sách tiền tệ FOMC và ECB; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 5/5, Biên bản chính sách tiền tệ Australia; Cán cân thương mại Trung Quốc; Doanh thu bán lẻ EU; Tỷ thất nghiệp Canada, Hoa Kỳ.