Tiêu đề Tuần 19_Khoảng lặng kéo dài cho những biến động lớn_230508
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 07/05/2023
Số trang : 13
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2067 Kb
Tải về: 295
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Thị trường đi ngang, một vài dòng cổ phiếu có thông tin hỗ trợ tăng tốt
VN-Index suy yếu trong phiên giao dịch đầu tiên của kỳ nghỉ Lễ trước áp lực bán mạnh khối ngoại (bán ròng 16 triệu USD phiên 4/5 và 7 triệu USD phiên 5/5). Trong 2 phiên giao dịch trong tuần, VN-Index giảm 0.8% với 54% cổ phiếu và 10/19 ngành giảm điểm. KQKD quý I tích cực tiếp tục tạo đà cho các ngành Y tế, công nghệ thông tin tăng điểm trong khi bán lẻ, thực phẩm đồ uống và bất động sản chịu áp lực giảm điểm. Diễn biến giằng co cũng giúp cho các cổ phiếu vừa nhỏ và cổ phiếu có tin hỗ trợ tăng khá tốt. Sau khi phục hồi tốt trong nửa đầu tháng 4, thanh khoản thị trường đang giảm về mức trung bình thấp khi xu hướng không rõ ràng và tâm lý ngại rủi ro trước biến động tăng giảm thất thường. Diễn biến này còn có khả năng kéo dài tuy nhiên chúng tôi cho rằng đây này là khoảng lặng cần thiết trước khi các chính sách hỗ trợ phát huy tác dụng và khơi thông lại các nguồn lực đầu tư của xã hội. 
Chỉ số PMI tháng 4 tiếp tục giảm về 46.7 từ 47.7 điểm tháng 3. Sản lượng và số lượng đơn hàng mới giảm mạnh kéo theo tồn kho hàng thành phẩm tăng với tốc độ lớn nhất trong 2 năm. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 0.5%yoy và giảm 1.8%yoy trong 4 tháng; Tổng mức bán lẻ HHDV tăng 11.5%yoy và tăng 12.8%yoy trong 4 tháng; XK tháng 4 và 4 tháng  giảm lần lượt 17.1%yoy và 11.8%yoy; Xuất siêu 6.35 tỷ USD; CPI giảm 0.34% tháng trước, CPI bình quân 4 tháng tăng 3.84%yoy; Đầu tư ngân sách 4 tháng tăng 17.9%yoy và bằng 19% kế hoạch năm, FDI đăng ký và thực hiện giảm lần 17.9%yoy và 1.2%yoy; Thặng dư ngân sách 145 nghìn tỷ trong 4 tháng; Khách quốc tế tăng 19.2 lần cùng kỳ nhưng chỉ bằng 61.7% cùng kỳ năm 2019. Các dữ liệu cho thấy vĩ mô ổn định tuy nhiên động lực tăng trưởng liên quan đến sản xuất, xuất khẩu vẫn chưa chuyển biến và sẽ kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế trong quý II.
 
TTCK THẾ GIỚI
Tâm lý lo ngại khủng hoảng ngành ngân hàng lấn át thị trường
Các chỉ số thị trường Hoa Kỳ ghi nhận 4 phiên giảm điểm liên tiếp với mức giảm từ 1.5% - 2.5%. Quyết định tăng lãi suất từ FED và lo ngại khủng hoảng ngành ngân hàng (Theo sau First republic, các ngân hàng PacWest Bancorp, First Horizon và Western Alliance dẫn đầu đà giảm của các NH địa phương với mức giảm gần 50%) ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường. Các TTCK Châu Âu cũng giảm khá mạnh, chỉ số EU600 giảm 1.3% và các TTCK Pháp, Anh giảm 1.5%. Ở chiều ngược lại, các thị trường Châu Á lại khá tích cực, dẫn dầu TTCK Nhật tăng 1.8% và Quatar tăng 4.9%. Chỉ số hàng hóa nối dài chuỗi tuần giảm với mức giảm 3.1%. Dầu và nhóm năng lượng vẫn dẫn đầu đà giảm với 9.5%, các kim loại (sắt và quặng sắt giảm lần lượt 2.5% và 4.1%) dù vậy các kim loại quý lại tăng tốt trên 2.5%. USD Index giảm 0.3% sau thông điệp từ FED. Tuần tới, cùng câu chuyện khủng hoảng ngân hàng, NĐT sẽ quan tâm nhiều tới diễn biến lạm phát tại các quốc gia chủ chốt. 
FED và ECB đều nâng lãi suất thêm 0.25% trong kỳ họp tháng 5, theo đó mức lãi suất lần lượt ở mức 5% - 5.25% và 3.25%. Động thái tăng lãi suất nằm trong dự báo thị trường và trong bối cảnh lạm phát duy trì ở mức cao cũng như mục tiêu ổn định lạm phát vẫn được coi trọng. Quan điểm chính sách tiền tệ chưa thay đổi và lộ trình lãi suất không được công bố tuy nhiên một số câu từ trong báo cáo đã thay đổi. Chủ tịch FED sau đó cũng phát biểu rằng đây là “sự thay đổi lớn” khi “FED không còn kỳ vọng sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, mà phụ thuộc vào dữ liệu sắp tới”. Những thay đổi này là khá phù hợp trong bối cảnh lãi suất cao đã ảnh hưởng đến tăng trưởng và là nguyên nhân của các khủng hoảng ngân hàng. Với những thay đổi về câu từ như vậy thị trường đang kỳ vọng đà tăng lãi suất đang ở giai đoạn cuối và sự điều hành của các NHTW sắp tới sẽ linh hoạt và uyển chuyển hơn.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Hoạt động mua bán của khối ngoại và mùa công bố KQKD quý I vào giai đoạn cuối;
• 8/5, Biên bản chính sách tiền tệ Nhật Bản. 9/5, Cán cân thương mại Trung Quốc. 10/5, CPI Đức và Hoa Kỳ; Cung tiền M2 và các khoản vay mới Trung Quốc; Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 11/5, CPI Trung Quốc; Cán cân thương mại, chỉ số sản xuất, GDP công bố lần đầu, lãi suất và báo cáo chính sách tiền tệ Anh; PPI lõi và đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 12/5, Chỉ số niềm tin tiêu dung Hoa Kỳ.