Tiêu đề Tuần 20_Tình hình dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam_230514
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Doanh nghiệp HOSTC
Chi tiết Ngày : 14/05/2023
Số trang : 21
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 3650 Kb
Tải về: 465
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Chuyển biến tích cực nhờ thông tin quỹ ngoại tiếp tục rót vốn
Thông tin quỹ China Trust Vietnam Opportunity dự kiến huy động dự kiến khoảng 163 triệu USD và NHNN xem xét hạ lãi suất đã giúp thị trường bật tăng mạnh từ vùng giá thấp. VN-Index tăng 2.6%, mức tăng trên diện rộng từ 70% cổ phiếu và 14/19 ngành tăng điểm. Nếu như sự tăng giá của các cổ phiếu vừa và nhỏ trong vài tuần gần đây không ảnh hưởng đến chỉ số thì sự quay lại của các cổ phiếu lớn ngành ngân hàng và bất động sản là động lực quan trọng giúp chỉ số vượt qua các ngưỡng cản nhanh chóng. Thanh khoản cải thiện nhưng tăng chậm vẫn cho thấy tâm lý cẩn trọng của NĐT. Tuần tới VN-Index sẽ tiếp tục tăng trong nghi ngờ và hướng về 1,080 – 1,100 điểm vùng giá trên của kênh tích lũy từ đầu năm. NĐT có thể cân nhắc chốt lãi từng phần ở các nhịp tăng giá mạnh để có thể chủ động hơn cho hoạt động trading ngắn hạn khi hoạt động mua vào của Quỹ bão hòa.
Trong cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội thứ 23, Ủy ban kinh tế Quốc hội đề nghị Chính phủ kiên trì mục tiêu ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng cường năng lực thích ứng, chống chịu của hệ thống tài chính, ngân hàng. Thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn của thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản. Cơ quan này cũng kiến nghị Chính phủ tiếp tục xem xét hạ lãi suất điều hành hỗ trợ tăng trưởng trong bối cảnh áp lực lạm phát, tỷ giá không căng thẳng như cuối năm 2022. Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công, chương trình phục hồi và phát triển KT-XH, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; các công trình trọng điểm quốc gia có tác động lan tỏa lớn. Kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và tháo gỡ thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Cuộc họp này diễn ra trước kỳ họp Quốc hội khai mạc 22/5 tới đây.
 
TTCK THẾ GIỚI
Các thị trường tiếp tục giằng co với các thông tin trái chiều
TTCK Hoa Kỳ tiếp tục ở thế giằng co. Chỉ số Dow Jones có liên tiếp 4 phiên giảm trong khi các chỉ số khác vẫn giữ sắc xanh nhẹ. Thông tin tích cực về lạm phát không lấn át được lo ngại khủng hoảng tại các ngân hàng khu vực. Ngân hàng PacWest Bancorp tiếp tục là tâm điểm khi giảm 30% trước khi tạm ngừng giao dịch do khách hàng rút 9.5% tiền gửi chỉ trong 1 tuần. Chỉ số CK Châu Âu tăng nhẹ với mức 0.3% của EU600. Tương tự TTCK Châu Á phân hóa, TTCK Nhật Bản vẫn tăng tốt, kéo dài dài đà tăng 4.3% trong nửa đầu tháng 5. Sau tuần tăng mạnh chỉ số hàng hóa đã chững lại với mức tăng nhẹ 0.5%. Giá dầu và các kim loại quý giảm nhẹ trở lại cản đà tăng của chỉ số hàng hóa trong bối cảnh DXY tăng tốt 0.9%. Cuộc khủng hoảng của các bank địa phương chưa kết thúc và còn tác tâm lý thị trường trong bối cảnh kinh tế và tác động lãi suất chưa rõ ràng.
CPI Hoa Kỳ tiếp tục hạ nhiệt trong tháng 4, theo đó CPI và CPI lõi cùng tăng 0.4% tháng trước và ghi nhận mức tăng 4.9%yoy và 5.5%yoy. CPI tương đồng dự báo các chuyên gia và đã giảm đáng kể so mức đỉnh 9% vào tháng 6/2022 nhưng vẫn cao hơn mục tiêu 2% của FED. Ngoài ra chỉ số sản xuất PPI chỉ tăng 0.2% trong tháng 4 và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng lên 264 nghìn đơn, mức cao nhất kể từ tháng 10/2021, là những yếu tố đang củng cố cho khả năng FED sẽ không tăng lãi suất tại kỳ họp 13-14/6 tới đây sau khi đã tăng lãi suất 10 lần lên mức cao nhất trong 16 năm. Ngoài quan tâm lãi suất, Hoa Kỳ đang còn mối lo ngắn hạn về trần nợ quốc gia. Bộ trưởng tài chính Hoa kỳ cũng cảnh báo về “thảm họa kinh tế” nếu không nâng trần nợ. Chính phủ chỉ còn đủ tiền chi trả đến đầu tháng 6 trong khi cuộc họp giữa 2 đảng gần đây không có đột phá.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Hoạt động mua vào của quỹ ngoại;
• Hợp đồng tương lai F2305 đáo hạn vào 18/5;
• 15/5, Chỉ số sản xuất công nghiệp EU; Biên bản chính sách tiền tệ Anh. 16/5, Biên bản chính sách tiền tệ Australia; Chỉ số sản xuất công nghiệp, doanh thu bán lẻ và chỉ số thất nghiệp Trung Quốc; GDP lần đầu và thất nghiệp EU; CPI Canada; Doanh thu bán lẻ Hoa Kỳ. 17/5, CPI ECB; Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 18/5, Tỷ lệ thất nghiệp Australia; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp và Doanh thu nhà qua sử dụng Hoa Kỳ. 19/5, Doanh thu bán lẻ Canada; Cuộc họp G7.