Tiêu đề Tuần 21_Nếu SBV tiếp tục hạ lãi suất điều hành...?_230522
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 21/05/2023
Số trang : 18
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2631 Kb
Tải về: 582
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Áp lực chốt lãi, VN-Index lùi giữa vùng tích lũy
VN-Index có mức tăng 0.02% trước áp lực chốt lãi ở vùng giá cao. Thị trường đi ngang và có 53% cổ phiếu và 11/19 ngành tăng điểm. Ngành dầu khí và ngành điện tăng tốt nhờ giá dầu phục hồi và quy hoạch điện VIII được phê duyệt. Hóa chất và tài nguyên cơ bản giảm trên 2% với KQKD kém tích cực và chi phí đầu vào tăng cao. Hoạt động chốt lãi cũng đã diễn ra ở các cổ phiếu tăng nóng nhưng hoạt động luân chuyển nhanh của dòng tiền vẫn được duy trì. Áp lực chốt lãi mạnh vùng giá cao đã cản trở đà tăng VN-Index như dự báo tuần trước. Lực cầu bắt đáy ở vùng giá thấp dù vậy vẫn khá tốt. Sau khi chốt lãi từng phần ở nhịp tăng giá, NĐT tiếp tục theo dõi phản ứng thị trường trước thông tin tích cực trong kỳ họp Quốc hội trước khi mở lại vị thế.
Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XV diễn ra từ 22/5 - 23/6 và chia thành 2 đợt. Quốc hội sẽ thông qua 8 dự án Luật và cho ý kiến 8 dự án luật trong đó có nhiều luật thu hút sự quan tâm gồm Luật sửa đổi đất đai, luật kinh doanh BĐS, luật nhà ở và luật các tổ chức tín dụng. Kỳ họp cũng xem xét các vấn đề kinh tế xã hội và ngân sách 2022 và thực hiện kế hoạch 2023 cũng như thông qua đề xuất giảm thuế VAT và công tác nhân sự. Kỳ họp Quốc hội diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn do nhu cầu thế giới suy giảm kéo theo nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các giải pháp hỗ trợ đã được Chính phủ đề xuất và sẽ được Quốc hội thông qua hỗ trợ lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng qua đó duy trì động lực tăng trưởng và an sinh xã hội.
 
TTCK THẾ GIỚI
Thông tin trần nợ Hoa Kỳ đang chi phối diễn biến thị trường
Chủ tịch hạ viện nhân định tích cực về khả năng đạt thỏa thuận nâng trần nợ công Hoa Kỳ vào cuối tuần tới đã giúp thị trường có những phiên tăng điểm tốt. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq tăng lần lượt 2% và 4% trong tuần, đưa các chỉ số lên mức cao nhất kể từ tháng 8/2022. Thị trường Châu Âu tiếp tục tăng 0.7% của EU600 và các thị trường chủ chốt Pháp và Đức tăng từ 1-2%. Diễn biến TTCK Châu Á lại khá phân hóa trong khi TTCK Nhật tăng mạnh 4.8% thì các chỉ số khác phân hóa và tăng giảm nhẹ. TT hàng hóa cũng ghi nhận mức tăng 1.5%, trong đó dẫn đầu từ giá dầu, gas tự nhiên và quặng sắt. Giá vàng lại giảm trên 2% khi DXY tiếp tăng thêm 0.6% (tăng 1.5% kể từ đầu tháng 5). Trong tuần tới ngoài biên bản FOMC, NĐT sẽ tiếp tục theo dõi cuộc họp nợ công tại hạ viện Mỹ.
Dữ liệu kinh tế Trung Quốc tháng 4 công bố yếu hơn dự báo và cần thêm các chính sách để duy trì đà hồi phục kinh tế. Chỉ số sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ và đầu tư tài sản cố định tăng lần lượt ở mức 5.6%, 18.4% và 4.7%. Số liệu này kém xa so với mức dự báo và cũng khá thất vọng so với mức nền thấp của năm 2022. Tỷ lệ thất nghiệp tại thành thị giảm còn 5.2% tuy nhiên mối lo ngại ở tỷ lệ thất nghiệp giới trẻ tăng lên mức kỷ lục 20.4%. Các chỉ tiêu đầu quý II này xác nhận đà hồi phục có dấu hiệu chững lại trong bối cảnh thị trường bất động sản yếu, kinh tế gần mức giảm phát và người tiêu dùng thận trọng. Trung Quốc cần thêm các chính sách kích thích để duy trì đà hồi phục. Chính sách tiền tệ không đủ nâng đỡ niềm tin người tiêu dùng và doanh nghiệp mà cần thêm các chính sách công nghiệp và tài khóa trong thời gian tới.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Thông tin điều hành chính sách tiền tệ của NHNN;
• Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV từ ngày 22/5 đến 23/6;
• 22/5, Chỉ số niềm tin tiêu dùng EU. 23/5, Cán cân vãng lai EU; PMI sản xuất, dịch vụ và Doanh thu nhà xây dựng mới Hoa Kỳ. 24/5, Lãi suất và biên bản tiền tệ NHTW New zealand, CPI Anh; MPI Anh, EU; Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 25/5, Biên bản FOMC; GDP công bố lần 2 và Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 26/5, Doanh thu bán lẻ Anh; Đơn đặt hàng hóa lâu bền, cán cân thương mại hàng hóa Hoa Kỳ.