Tiêu đề Tuần 22_Dự báo danh mục FTSE Vietnam Index và Market Vector Vietnam Local Index Quý 2 năm 2023_230528
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Doanh nghiệp HOSTC
Chi tiết Ngày : 29/05/2023
Số trang : 16
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2447 Kb
Tải về: 432
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

 TTCK VIỆT NAM

Giao dịch giằng co, dòng tiền luân chuyển liên tục
Đón nhận thông tin NHNN hạ lãi suất, VN-Index vẫn giảm 0.3% trước áp lực chốt lãi và bán ra của khối ngoại. Khối ngoại bán ròng 95 triệu USD trong tuần cản trở đà hồi phục cho dù dòng tiền có dấu hiệu cải thiện. Dòng tiền luân chuyển nhanh qua các lớp ngành như xây dựng, dầu khí, chứng khoán và ở các cổ phiếu vừa và nhỏ vốn không bị ảnh hưởng bởi hoạt động bán ra từ khối ngoại. Thị trường vẫn có 60% cổ phiếu và 12/19 ngành tăng điểm. Tương đồng diễn biến tuần trước, lực bán xuất hiện ở vùng giá cao và lực mua tốt ở vùng giá thấp giữ cho VN-Index vận động trong vùng giá hẹp. Chỉ số dự báo tiếp tục đi ngang tuần tới do thiếu yếu tố đột biến. Hoạt động trading mua thấp bán cao vẫn có thể cân nhắc trong ngắn hạn.    
Ngân hàng nhà nước đã thực hiện giảm lãi suất điều hành lần thứ 3 chỉ trong hơn 2 tháng với mức giảm bình quân 1% cho tất cả mặt bằng lãi suất điều hành. Tính đến 16/5, huy động và dư nợ toàn nền kinh tế tăng lần lượt 2.1% và 2.7% so cuối năm 2022. Tăng trưởng tín dụng tín dụng thấp so cùng kỳ cho dù thanh khoản dồi dào và chưa bị giới hạn trần. Nguyên nhân đến từ sự hấp thụ vốn của nền kinh tế, doanh nghiệp đặc biệt ở lĩnh vực BĐS. Bên cạnh hạ lãi suất, SBV cũng yêu cầu TCTD triển khai quy định cơ cấu thời gian trả nợ và giữa nguyên nhóm nợ theo TT02 đồng thời tích cực triển khai gói tín dụng 120 nghìn tỷ nhà ở xã hội. Tăng trưởng tín dụng đang có yếu tố thuận lợi để tăng tốc trong nửa cuối năm 2023.
 
TTCK THẾ GIỚI
Thị trường vẫn dè dặt trước nỗi lo trần nợ Hoa Kỳ
Sau chuỗi 4 phiên giảm điểm khi vấn đề trần nợ công chưa được giải quyết, TTCK có phiên tăng điểm nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ. Tính chung 5 phiên giao dịch, chỉ số DJ và SP500 giảm bình quân 1.5% trong khi Nasdaq tăng 1%. Kinh tế Đức rơi vào suy thoái kỹ thuật với 2 quý giảm liên tiếp kéo theo chỉ số EU600 giảm 2.4%, dẫn đầu là mức giảm trên 4% của thị trường Đức, Pháp và Ý. TTCK Nhật Bản vẫn là điểm sáng Châu Á với chuỗi tuần tăng ấn tượng trong khi Trung Quốc giảm điểm. Chỉ số DXY tiếp tục tăng thêm 0.8% đi cùng sự giảm của kim loại quý và mức giảm trên 1% của thị trường hàng hóa. Giá quặng sắt cũng giảm mạnh 10.8%, ghi nhận mức giảm 24%yoy. Trong tuần tới, các cuộc họp trần nợ Hoa Kỳ sẽ là tâm điểm của thị trường.
Trần nợ tiếp tục là vấn đề thời sự tuần qua khi Hoa Kỳ có nguy cơ vỡ nợ trước khoản nợ 31 nghìn tỷ nếu không được 2 viện thông qua trước 1/6. Các cuộc họp trước đó rơi vào bế tắc. Chủ tịch hạ viện đổ lỗi cho Nhà Trắng không có động thái cắt giảm chi tiêu trong khi Tổng thống cho rằng đề xuất nợ công của Đảng cộng hòa là không thể chấp nhận. Tuy nhiên cả 2 đều lạc quan về khả năng đạt được thỏa thuận trước thời hạn chót. Kinh tế trưởng của Moody’ Analytics nhận định nếu tình trạng vỡ nợ trong 1 tuần, nền kinh tế Hoa Kỳ suy yếu và mất 1.5 triệu việc làm. Trường hợp khủng hoảng kéo dài đến mùa hè, tăng trưởng Hoa Kỳ giảm mạnh, mất 7.8 triệu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3.4% lên 8%. Lãi suất cho vay tăng cao, TTCK lao dốc và cuốn bay 10 nghìn tỷ tài sản của các hộ gia đình.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 5;
• Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV từ ngày 22/5 đến 23/6;
• 30/5, Doanh thu bán lẻ, chỉ số sản xuất công nghiệp Nhật; CPI Đức, Pháp; chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ. 31/5, PMI Trung Quốc; GDP Canada, Thụy Sỹ; CPI Australia. 1/6, PMI, tỷ lệ thất nghiệp, biên bản chính sách tiền tệ EU; Đơn xin trợ cấp và thay đổi bản lương phi nông nghiệp, PMI và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 2/6, Thu nhập bình quân giờ lao động và tỷ lệ thất nghiệp Hoa Kỳ.