Tiêu đề Tuần 23_Dòng tiền tăng trưởng, cơ hội trading rõ rệt_230605
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 04/06/2023
Số trang : 15
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2370 Kb
Tải về: 396
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt
TTCK VIỆT NAM
Vận động ngành tích cực, độ rộng tăng điểm cải thiện
Sau 2 tuần giao dịch giằng co quanh 1,065 điểm, VN-Index có tuần tăng mạnh 2.5% với thanh khoản tăng trưởng. Độ rộng tăng điểm tốt với 80% cổ phiếu và 16/19 ngành tăng điểm. Các dòng cổ phiếu chưa hoặc tăng chậm hơn thị trường như Hóa chất, Vật liệu xây dựng và Bán lẻ tăng mạnh từ 4% -7%. Truyền thông, Tiện ích và bảo hiểm là 3 ngành giảm duy nhất trong tuần. Xu hướng chốt lãi tại các dòng cổ phiếu nóng rõ rệt khi dòng tiền dịch chuyển sang các cổ phiếu lớn trong phiên giao dịch cuối tuần. Khối ngoại tiếp tục bán ròng 47 triệu USD là điểm trừ của thị trường. Dù vậy dòng tiền tăng trưởng trong nước đang hấp thụ khá tốt lực bán và tiếp tục hỗ trợ đà tăng điểm trong tuần tới. NĐT có thể canh mua ở nhịp rung lắc cho hoạt động giao dịch ngắn hạn. 
Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 5 công bố, theo đó chỉ số SXCN tháng 5 và 5 tháng tăng 0.1% và giảm 2%yoy; Đầu tư vốn NSNN tháng 5 và 5 tháng tăng 18% và 18.4%yoy; FDI đăng ký và thực hiện giảm lần lượt 7.3% và 0.8%yoy; Tổng thu ngân sách 5 tháng giảm 6%yoy và thặng dự 116 nghìn tỷ; Tổng mức BLHH và DV 5 tháng tăng 12.6%yoy; XK 5 tháng giảm 17.9%yoy và xuất siêu 9.8 tỷ USD; CPI bình quân 5 tháng ở mức 3.55%yoy (lạm phát cơ bản tăng 4.8%); USD giảm 0.1% tháng trước và giảm 2.3% so tháng 12/2022. Kinh tế vĩ mô giữ ổn định tuy nhiên động lực tăng trưởng từ sản xuất, xuất khẩu chưa có dấu hiệu cải thiện. Chỉ số PMI giảm 3 tháng liên tiếp từ 46.7 xuống 45.3. Cùng với đó số DN mở mới giảm và số rút lui khỏi thị trường tăng vẫn phản ánh khó khăn của nền kinh tế.
 
TTCK THẾ GIỚI
Nút thắt trần nợ Hoa Kỳ cởi bỏ, TTCK Hoa Kỳ tăng điểm
Hạ viện Hoa Kỳ thông qua trần nợ công đã hỗ trợ TTCK Hoa Kỳ tăng điểm. S&P500 và Nasdaq tăng cao nhất kể từ tháng 8/2022. Các chỉ số CK Hoa Kỳ trong tuần tăng bình quân 0.7% bất chấp lo ngại về khả năng FED có thể tăng tiếp lãi suất trong tháng 6. Hồi phục cuối tuần, TTCK Châu Âu vẫn ghi nhận tuần giảm. Chỉ số EU600 giảm 0.8% với mức giảm của các thị trường chủ chốt như Pháp, Đức, Anh. TTCK Châu Á hồi phục với sự dẫn dắt của TT Nhật Bản. Chỉ số JP225 đã tăng 2% qua đó ghi nhận mức tăng 13.6%yoy. Chỉ số DXY giảm 0.6% trước đà phục hồi của kim loại quý. Chỉ số hàng hóa giảm -0.3%, mức giảm chủ yếu đến từ giá than, khí đốt và dầu thô. Nỗi lo trần nợ Hoa Kỳ được gỡ bỏ thì NĐT sẽ bám sát các dữ liệu kinh tế để dự đoán hành động của FED trong kỳ họp tháng 6.
Lạm phát vẫn duy trì ở mức cao và gây cản trở cho quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ. Chỉ số lạm phát giá cả tại các cửa hàng ở Anh tăng từ 8.8% lên 9% trong tháng năm, mức tăng nhanh nhất kể từ khi thống kê dữ liệu vào năm 2005. Trước đó, Thước đo lạm phát yêu thích của FED, chỉ số tiêu dùng cá nhân (PCE) tăng 0.4% và 4.4%yoy so với mức 4.2% vào tháng 3. Cùng với lạm phát sẽ duy trì ở mức cao trong tháng 4, chi tiêu tiêu dùng vẫn tăng 0.4%. Người tiêu dùng vẫn chi mạnh tay dù lãi suất và lạm phát cao. Thị trường quan ngại FED có thể tăng lãi suất thêm 0.25% nữa trong kỳ họp 13-14/6. Theo CME group, xác suất cho khả năng này tăng từ 28% lên 64% khi có tin và đã dần ổn định ở mức 22% hiện tại.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV từ ngày 22/5 đến 23/6;
• 5/6, CPI Thụy Sỹ, PMI dịch vụ Anh, EU và Hoa Kỳ. 6/6, Lãi suất và biên bản chính sách tiền tệ Australia; Doanh thu bán lẻ EU. 7/6, GDP Australia; Cán cân thương mại Trung Quốc, Canada và Hoa Kỳ; Lãi suất và biên bản chính sách tiền tệ Canada. 8/6, GDP điều chỉnh Nhật và EU; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 6/6, CPI Trung Quốc; Tỷ lệ thất nghiệp Canada.