Tiêu đề Tuần 24_Cập nhật danh mục ETF FTSE Vietnam và ETF VNM Quý 2 năm 2023_230612
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 11/06/2023
Số trang : 16
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2677 Kb
Tải về: 463
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Luân chuyển dòng cổ phiếu và ngành nhịp nhàng
VN-Index tiếp tục duy trì đà tăng 1.5% trong tuần. Độ rộng tăng điểm duy trì với 58% cổ phiếu và 15/19 ngành tăng điểm. Áp lực chốt lãi xuất hiện nhưng dòng tiền tăng trưởng và luân chuyển tích cực tiếp tục củng cố xu hướng của chỉ số và cải thiện thanh khoản. Vận động dòng tiền đã đẩy một số ngành chưa tăng hoặc có nhịp nghỉ trước đó như Y tế, Ô tô và phụ tùng và Tài nguyên cơ bản tăng trên 5% trong khi Hóa chất, Bảo hiểm và Hóa chất giảm nhẹ. Xu hướng chốt lãi ở những dòng cổ phiếu nóng kèm theo sự luân chuyển dòng tiền sang các cổ phiếu vốn hóa lớn khá nhịp nhàng đã thu hút dòng tiền mới và giúp thanh khoản đột biến. Trong tuần tới, HĐTL đáo hạn và ETF cơ cấu danh mục là yếu tố gây nhiễu và khó dự đoán. Dù vậy, với dòng tiền tăng trưởng, cơ hội thị trường vẫn ở phía trước những nhịp rung lắc ngắn hạn là thời điểm cân nhắc mua vào cho hoạt động giao dịch ngắn hạn. 
Bộ GTVT đã công bố lịch khởi công loạt đại dự án và đường vành đai. Các dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội và Vành đai 3 TP.HCM có thời gian khởi công từ 17/6 – 30/6/2023. Riêng vành đài 4 Vùng thủ đô, UBND thành phố Hà Nội sẽ báo cáo kế hoạch khởi công khi đủ điều kiện theo quy hoạch. Trước đó Chính phủ đã ra nghị quyết triển khai các dự án trước ngày 30/6. Giải ngân đầu tư công theo báo cáo Bộ tài chính ước đạt 20.8% kế hoạch, giảm nhẹ cùng kỳ và chỉ có 8 bộ và 23 địa phương đạt trên 25%. Việc triển khai đồng loạt các dự án đúng tiến độ là yếu tố quan trọng đẩy nhanh tốc độ giải ngân trong 6 tháng cuối năm.
 
TTCK THẾ GIỚI
Thị trường kỳ vọng nhiều vào khả năng FED giữ nguyên lãi suất
TTCK Hoa Kỳ giằng co trong tuần chờ dữ liệu lạm phát để dự báo hướng đi tiếp theo của FED. Các chỉ số CK tăng giảm trái chiều với biên độ thấp, S&P 500 nhích nhẹ đạt đỉnh mới trong năm 2023. Các dấu hiệu kinh tế cho thấy lạm phát giảm dần trong khi đơn xin trợ cấp thất nghiệp cao nhất từ tháng 10/2021 làm tăng kỳ vọng FED giữ nguyên lãi suất lên mức 72% theo CME. TTCK Châu Âu hồi phục, EU600 tăng 1.2% với sự trở lại của các thị trường chủ chốt. TT Châu Á tiếp tục hồi phục với mức tăng ấn tượng 2.2% của thị trường Nhật Bản. Chỉ số DXY giảm lại 0.6% kéo theo sự phục hồi nhẹ của các kim loại quý. Chỉ số hàng hóa tăng lại 2%, đóng góp chủ yếu từ mức hồi phục các kim loại. Giá quặng sắt tăng 7%, ghi nhận mức tăng 4.7% từ đầu tháng.
Thỏa thuận trần nợ Hoa Kỳ được ban hành 3/6, theo đó đạo luật mới đình chỉ trần nợ công 31.4 nghìn tỷ hiện tại tới năm 2025. Đạo luật này cho phép Bộ Tài chính vay tiền cho đến đầu năm 2025 nhằm tránh khả năng vỡ nợ. Giới hạn trần nợ được thiết lập ở bất kỳ mức nào vào thời điểm thỏa thuận đình chỉ hết hạn. Bộ tài chính dự báo bán khoảng 1,000 tỷ giá trái phiếu đến cuối quý III. Thời điểm hiện tại, các ngân hàng đang có nhu cầu thấp với trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ do lợi tức không cao bằng lãi suất cho vay. Do vậy nỗi lo trần nợ được giải tỏa thì nỗi lo phát hành trái phiếu ào ạt sẽ hút thanh khoản của thị trường. Thị trường cổ phiếu sẽ hạn chế cơ hội và khó có sự bùng nổ tăng giá nếu như thanh khoản cạn kiệt.

THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV từ ngày 22/5 đến 23/6;
• Hợp đồng tương lai đáo hạn và các ETFs cơ cấu giao dịch;
• Các NHTW lớn như FED, ECB, BOJ họp chính sách tiền tệ tháng 6;
• 12/6, FDI Trung Quốc. 13/6, CPI Hoa Kỳ và Đức; Tỷ lệ thất nghiệp Anh. 14/6, GDP, Chỉ số sản xuất công nghiệp, cán cân thương mại Anh; PPI và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 15/6, FED công bố lãi suất và biên bản FOMC; ECB công bố lãi suất và biên bản chính sách tiền tệ; Doanh thu bán lẻ, Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 16/6, Chính sách tiền tệ của NHTW Nhật; CPI và CPI lõi của EU.