Tiêu đề Tuần 25_Cập nhật chính sách tiền tệ thế giới Quý 2/2023_230619
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Doanh nghiệp HOSTC
Chi tiết Ngày : 18/06/2023
Số trang : 20
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2811 Kb
Tải về: 429
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Chốt lãi ngắn hạn khi tin hỗ trợ công bố
VN-Index tăng 0.69% qua đó kéo dài chuỗi 3 tuần tăng điểm liên tiếp. Ngân hàng nhà nước giảm các mặt bằng lãi suất điều hành và khối ngoại mua ròng tuần ETF cơ cấu danh mục là yếu tố tích cực tuy nhiên áp lực bán ra tại đỉnh ngắn hạn kéo chỉ số trở lại trạng thái giằng co. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vận động trái chiều tron khi VCB, HPG, STB tăng giá thì VHM, CTG, SAB lại kìm hãm đà tăng chỉ số. Dòng tiền vẫn đang vận động tích cực chuyển dịch nhanh qua các nhóm ngành và cổ phiếu. Thanh khoản có dấu hiệu chững trong tuần có các yếu tố gây nhiễu như HĐTL đáo hạn và ETF cơ cấu. Xu hướng tăng điểm khả quan trong tuần tới sau khi tạo nền giá tích lũy dưới 1,125 điểm. Tuy nhiên, thị trường sẽ dần vào phân hóa trước khi bước vào mùa công bố QKKD. NĐT do vậy cần tránh mua đuổi ở các cổ phiếu nóng và dần chuyển dịch sang các cổ phiếu có triển vọng KQKD quý II tích cực.
Ngân hàng nhà nước công bố giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 trong hơn 3 tháng, theo đó giảm 0.5% với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm, lãi suất cho vay ngắn hạn với một số lĩnh vực và giảm 0.25% với lãi suất tiền gửi từ 1 đến 6 tháng. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm và đối mặt nhiều “cơn gió ngược” bao gồm suy giảm về xuất khẩu do kinh tế các đối tác thương mại quan trọng tăng trưởng chậm, thị trường BĐS chưa thoát khỏi khó khăn và tình hình mất điện ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất. Quyết định giảm lãi suất của SBV là cần thiết và cùng với các công cụ định lượng sẽ đẩy nhanh quá trình giảm lãi suất cho vay khi bối cảnh cho phép nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
 
TTCK THẾ GIỚI
TTCK tăng mạnh khi lạm phát có dấu hiệu tích cực và FED giữ nguyên lãi suất
Mặc dù điều chỉnh trong phiên cuối tuần, TTCK Hoa Kỳ vẫn ghi nhận tuần tăng mạnh bình quân 2.5% của các chỉ số trước thông tin FED giữ nguyên lãi suất và lạm phát chuyển biến. Các TTCK chủ chốt Châu Âu và Châu Á đều khởi sắc với mức tăng trên 2%. TTCK Nhật Bản tiếp tục bùng nổ với mức tăng 4.4% qua đó ghi nhận mức tăng 29.8%yoy. TTCK Trung Quốc cũng có sự đảo chiều ngoạn mục khi Ngân hàng TW Trung Quốc hạ lãi suất ngắn hạn từ 2% xuống 1.9%. Chỉ số USD Index giảm khá trên 1.2% trước quyết định của FED. USD Index giảm không chỉ hỗ trợ TTCK mà cả thị trường hàng hóa. Chỉ số hàng hóa tiếp tục tăng 4.1%, với tăng giá của nhiều mặt hàng nông sản và kim loại. Trong tuần tới, thị trường không có thông tin quan trọng và nhiều khả năng các thị trường vẫn sẽ trở lại trạng thái giằng co đi lên.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5% - 5.25% trong kỳ họp tháng 6. FED sẽ dành 6 tuần để đánh giá ảnh hưởng chính sách trước đó đến lạm phát. Biểu đồ dot-plot tuy nhiên cho thấy mức kỳ vọng lãi suất chuẩn cuối năm 2023 ở mức 5.6%, đồng nghĩa về khả năng sẽ còn 2 đợt tăng lãi suất trong 4 kỳ họp còn lại trong năm 2023. Các thành viên FED cũng đưa ra kỳ vọng lãi suất ở mức 4.6% năm 2024 và 3.4% năm 2025. Tăng trưởng GDP và thất nghiệp dự báo ở mức 1% và 4.1% năm 2023 so với mức 0.4% và 4.5% dự báo trước đó. FED giữ nguyên lãi suất đợt này nằm trong dự báo thị trường khi dữ liệu lạm phát tháng 5 có dấu hiệu hạ nhiệt.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Bế mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV vào ngày 23/6;
• Vận động dòng tiền ở dưới vùng kháng cự 1,125 – 1,150 điểm;
• 20/6, Biên bản chính sách tiền tệ Austrialia; Giấy phép xây dựng nhà mới Hoa Kỳ. 21/6, Biên bản chính sách tiền tệ Nhật Bản; CPI Anh và Doanh thu bán lẻ Canada. 22/6, Lãi suất và biên bản chính sách tiền tệ NHTW Thụy Sỹ và Anh; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp, doanh thu nhà qua sử dụng và dự trữ dầu thô Hoa kỳ. 23/6, PMI Austrialia, Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ.