Tiêu đề Tuần 26_VN-Index hướng về ngưỡng cản tiếp theo tại 1,150 điểm_230626
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Doanh nghiệp HOSTC
Chi tiết Ngày : 25/06/2023
Số trang : 16
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2447 Kb
Tải về: 330
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Cổ phiếu lớn nâng đỡ, VN-Index vượt qua đỉnh ngắn hạn trong năm 2023
Với mức tăng 1.5%, VN-Index duy trì chuỗi 4 tuần tăng điểm liên tiếp. Độ phân hóa mở rộng với 58% cổ phiếu và 9/19 ngành tăng điểm. Vai trò nâng đỡ chỉ số chuyển từ các cổ phiếu lớn VCB, VIC sang HPG, VNM và VPB. Vận động giá và thanh khoản ổn định tạo điều kiện cho dòng tiền tiếp tục luân chuyển. Các ngành tăng tốt như ngành dầu khí, hóa chất, công nghệ điều chỉnh thì các ngành chưa tăng tài nguyên cơ bản, thực phẩm đồ uống và du lịch và giải trí lại tăng tốt. Diễn biến này khá phù hợp trước mùa công bố KQKD và đang đẩy chỉ số lên các ngưỡng kháng cự tiếp theo tại 1,150 và 1,200 điểm. NĐT dù vậy cân nhắc cơ cấu danh mục trong những phiên tăng điểm và chuyển dịch sang nhóm cổ phiếu được dự báo có KQKD quý II tích cực.
Nhiều dự án cao tốc lớn đồng loạt triển khai trong tháng 6/2023. Ngày 18/6, Thủ tướng tham gia khởi công Vành đai 3 TP HCM, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tầu, Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột và nhận định mục tiêu thông tuyến cao tốc Bắc – Nam là khả thi. Ngày 25/6, Thủ tướng dự kiến khởi công dự án vành đai 4 vùng thủ đô. Tất các dự án lớn đều được động thổ đồng loạt cho thấy sự khẩn trương các tỉnh thành và cơ quan tham gia dự án. Chuyển biến này đang bám theo định hướng lớn của Chính phủ năm 2023 gồm cân bằng hợp lý lạm phát và tăng trưởng, lãi suất và tỷ giá; thúc đẩy tăng trưởng cả phía cung và cầu; xử lý kiến nghị liên quan sản xuất, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất khẩu và thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân đầu tư công.
 
TTCK THẾ GIỚI
Các thị trường chi phối bởi nhận định của chủ tịch FED
Nhận định mới của chủ tịch FED về lạm phát đã làm hạ nhiệt TTCK Hoa Kỳ. Các chỉ số CK Hoa Kỳ giảm 3 phiên liên tiếp trước khi hồi nhẹ qua đó ghi nhận mức giảm bình quân trên 1%. Diễn biến tiêu cực cũng ghi nhận ở hầu hết các thị trường chủ chốt. Chỉ số EU600 giảm 2.9%, chỉ số CK Đức và Pháp giảm trên 3% trong khi chỉ số CK Nhật giảm 2.7% chấm dứt chuỗi tăng điểm mạnh trong nhiều tuần. Chỉ số DXY hồi phục lại 0.7% không chỉ ảnh hưởng TTCK mà cả thị trường hàng hóa. Chỉ số hàng hóa giảm 0.3%, trong đó các kim loại quý giảm trên 2%, Bạc giảm 7.4%; năng lượng cũng có mức giảm bình quân 6%. Nhìn chung các thị trường ảnh hưởng bởi nhận định của FED và sẽ hướng đến quan tâm chỉ số CPI công bố tại một số nước
Chủ tịch FED trong buổi điều trần Hạ viện cho biết FED có thể phải tiếp tục tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Lạm phát đã hạ nhiệt nhưng vẫn còn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của FED. Gần như toàn bộ thành viên FOMC nhận định sẽ là thích hợp nếu tăng lãi suất vào cuối năm và dự báo nâng thêm 0.5% trong phần còn lại của năm 2023. FED giữ nguyên lãi suất, ECB tiếp tục tăng lãi suất thì NHTW Trung Quốc lại tiếp tục giảm lãi suất để kích thích kinh tế. PBoC giảm lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm và 5 năm xuống 0.1% lần lượt 3.55% và 4.2% lần đầu kể từ tháng 8/2022. Mức giảm không nhiều tuy nhiên truyền tải thông điệp đến thị trường cũn16g như hỗ trợ tăng trưởng và tạo việc làm ở Trung Quốc.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Dòng tiền vận động tích cực trước mùa công bố KQKD quý II;
• Dữ liệu kinh tế vĩ mô tháng 6/2023;
• 27/6, CPI Canada; Đơn đặt hàng hóa lâu bền, doanh thu nhà xây mới và chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ. 28/6, CPI Austrialia; Cán cân thương mại và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 29/6, CPI và doanh thu bán lẻ Nhật Bản; GDP EU công bố lần cuối và đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 30/6, PMI Trung Quốc; CPI EU; GDP Canada.