Tiêu đề Tuần 27_Dự báo danh mục cổ phiếu thuộc bộ chỉ số VN30-Index và VN-Finlead Index_230703
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Doanh nghiệp HOSTC
Chi tiết Ngày : 02/07/2023
Số trang : 15
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2468 Kb
Tải về: 489
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt
TTCK VIỆT NAM
VN-Index lùi bước trước thông tin GDP kém khả quan
VN-Index giảm 0.8% kết thúc chuỗi 4 tuần tăng điểm liên tiếp. Hoạt động chốt lãi đẩy mạnh trước thông tin GDP quý II kém khả quan trong 2 phiên cuối tuần đã lấy đi đà tăng trước đó. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vận động ngược chiều so với tuần trước. VCB, BID, GAS tác động tiêu cực lên chỉ số trong khi MWG, HPG, GVR kìm hãm đà giảm chỉ số. Tâm lý thận trọng tăng cao kéo theo thanh khoản thấp và vận động dòng tiền hạn chế. Thị trường phân hóa mạnh với chỉ 10/19 ngành tăng điểm. Các ngành tăng điểm chủ yếu là ngành vốn hóa nhỏ ngoại trừ Tài nguyên cơ bản trong khi ngành tài chính dẫn đầu đà giảm. Mua ròng trong 2 phiên cuối tuần, khối ngoại vẫn bán ròng 492 tỷ trên Hose. Diễn biến thị trường dự báo tiếp tục tích lũy giằng co từ 1,100 – 1,125 điểm. Nhận định tuần trước về việc NĐT tránh mua đuổi chốt lãi cổ phiếu nóng và dần chuyển dịch sang các cổ phiếu có triển vọng KQKD quý II tích cực vẫn được duy trì trong tuần này.
GDP quý II và 1H2023 tăng lần lượt 4.14% và 3.72%, thấp thứ 2 trong 12 năm qua. Khu vực công nghiệp và xây dựng quý II (+2.5%) phục hồi nhẹ trong khi khu vực nông, lâm, thủy sản (+3.2%) và dịch vụ (+6.1%) tăng chậm hơn so với quý I. Ngành công nghiệp chỉ tăng 0.4%yoy và tồn kho tăng 19.9% yoy trong 1H2023. Tổng mức bán lẻ HH và DV tăng chậm dần trong quý II với mức tăng 8.7%yoy và tăng 10.9%yoy trong 1H2023. Khách quốc tế 1H2023 đạt 5.6 triệu người, tăng 9.3 lần cùng kỳ. FDI đăng ký và giải ngân giảm 4.3%yoy và tăng 0.5%yoy. XK và NK giảm 12.1%yoy, 18.2%yoy và xuất siêu 12.2 tỷ USD. CPI tháng 6 và bình quân 6 tháng tăng 0.67% và 3.29%. Vĩ mô ổn định dù vậy các động lực tăng trưởng quý II chưa cải thiện kéo theo triển vọng GDP 2023 kém khả quan.
 
TTCK THẾ GIỚI
Các thông tin vĩ mô giảm bớt lo ngại về suy thoái kinh tế của phố Wall
TTCK Hoa Kỳ giằng co trước quan điểm tăng lãi suất của FED. Các chỉ số CK vẫn hồi phục cuối tuần và tăng bình quân 1.2% nhờ GDP điều chỉnh tăng và đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm. Chỉ số EU600 tăng 1.9%, dẫn dắt bởi mức tăng 3.3% của TTCK Pháp. Cùng với TTCK Trung Quốc tăng 1.6%, TTCK Nhật hồi phục 1.2% sau tuần giảm điểm. Chỉ số DXY tăng giá nhẹ 0.01% trong tuần sau khi giảm mạnh trong phiên cuối tuần. Chỉ số hàng hóa tiếp tục giảm 1.3%, chủ yếu đến từ các mặt hàng nông nghiệp (Lúa mì -13.2%, Ngô -12%, Đường -5.3%) và mặt hàng kim loại (Chì -6.1%, Thiếc -3.6%, Đồng -1.5%). Trong tuần tới ngoài biên bản FOMC công bố, OPEC sẽ nhóm họp và có tác động đến giá dầu. 
Tại diễn đàn thường niên ECB tại Sintra, chủ tịch NHTW các quốc gia lớn như Hoa Kỳ, ECB, Anh đều cam kết mạnh tay hơn với lạm phát. Chủ tịch FED kỳ vọng nâng lãi suất ít nhất 2 lần năm nay và để ngỏ khả năng tăng trong kỳ họp tháng 7 và tháng 9. ECB sẽ tăng lãi suất tháng 7 và ít chắc chắn hơn tại kỳ họp tháng 9. Riêng chủ tịch BOJ theo đuổi lãi suất thấp khi lạm phát cơ bản vẫn dưới 2% tuy nhiên sẵn sàng thay đổi khi lạm phát mục tiêu 2% trong năm 2024. Lãnh đạo các NHTW chủ chốt đều khẳng định quyết tâm trong bối cảnh chính sách thắt chặt tiền tệ chưa tác động nhiều đến lạm phát. Lạm phát lõi đã giảm những vẫn duy trì ở mức cao so với định hướng và số liệu này vẫn chi phối quyết định các NHTW trong 4 kỳ họp còn lại năm 2023.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Thông tin sơ bộ về KQKD quý II của các công ty niêm yết;
• 3/7, PMI Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ. 4/7, Lãi suất và biên bản tiền tệ NHTW Austrialia; PIM Canada. 5/7, PMI dịch vụ EU, Anh; Cuộc họp OPEC. 6/7, Biên bản FOMC; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp, thay đổi bảng lương phi nông nghiệp; PMI dịch vụ và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ; Doanh thu bán lẻ EU. 7/7, CPI, Cán cân thương mại Trung Quốc; Tỷ lệ thất nghiệp Canada và Hoa Kỳ.