Tiêu đề Tuần 31_Nợ vay và GDP_20230731
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Doanh nghiệp HOSTC
Chi tiết Ngày : 30/07/2023
Số trang : 17
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1925 Kb
Tải về: 514
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

VN-Index tăng vững chắc nhờ dòng tiền tăng trưởng và luân chuyển
TTCK thế giới tích cực, dòng tiền tăng trưởng và khối ngoại mua ròng là động lực giúp VN-Index vượt và giữ trên ngưỡng tâm lý 1,200 điểm. VN-Index tăng 1.8%, nối dài chuỗi 4 tuần tăng điểm liên tiếp. Lực mua vượt trội bên bán và thanh khoản tăng trưởng, khối ngoại bán ròng mua ròng 31 triệu USD cho thấy NĐT khá lạc quan về triển vọng thị trường. Nhóm các cổ phiếu lớn vẫn đang phân hóa khi VHM, VNM và MSN tăng thì SAB, BCM và HPG lại giảm. Giá dầu tăng tốt giúp cho nhóm cổ phiếu dầu khí thu hút dòng tiền và bổ sung thêm cho vòng luân chuyển của dòng tiền cùng với ngành khác như xây dựng, BĐS. VN-Index vẫ tăng trong nghi ngờ, và tiếp tục hướng về vùng giá cao tại 1,280 – 1,300 điểm. NĐT tiếp tục tận dụng cơ hội để tăng tỷ trọng nắm giữ ở các nhịp rung lắc cho hoạt động đầu tư trung hạn. 
 
Dữ liệu FiinPro cho thấy 55% doanh nghiệp trên 3 sàn công bố KQKD quý II với LNST giảm 16.9% yoy và là quý thứ 3 liên tiếp sụt giảm lợi nhuận. Theo dữ liệu cập nhật mới nhất của chúng tôi, 59% doanh nghiệp trên HSX và HNX công bố với mức sụt giảm 9%yoy. KQKD tiếp tục phân hóa với 44% cổ phiếu tăng trưởng LNST dương so cùng kỳ. Nhóm 5 công ty có tăng trưởng lợi nhuận tuyệt đối lớn thuộc về nhóm chứng khoán gồm OCB (+538 tỷ), VIX (+507 tỷ), KDC (+463 tỷ), SHS (+438 tỷ) và APS (+378 tỷ). Các công ty có sụt giảm thuộc về Ngân hàng gồm TCB, DGC, LPB, DCM, GVR và SAB. 9 công ty thuộc VN30 có LNST tăng trưởng âm 19.5%, các NH có mức giảm 20%. KQKD đi nửa chặng đường và nhiều khả năng không có tăng trưởng cùng kỳ.
 
TTCK THẾ GIỚI
TTCK Hoa Kỳ tăng 3 tuần liên tiếp với các chỉ số vĩ mô lạc quan
Tăng trưởng GDP và chỉ số lạm phát lõi xuống thấp nhất 2 năm tiếp tục giúp cho TTCK Hoa Kỳ giữ đà tăng điểm 3 tuần liên tiếp với mức tăng bình quân tuần ở mức 1.1%. Diễn biến tích cực cũng lan ra các thị trường khác khi EU600 tăng 1.1% và các thị trường Châu Á đồng loạt tăng điểm. TTCK  Trung Quốc dẫn đầu đà tăng với mức tăng 3.4%. Chỉ số DXY tiếp tục hồi phục với mức tăng 0.6%, thu hẹp mức trong tháng chỉ còn 1.5%. Chỉ số hàng hóa cũng có mức tăng tốt 2.2%, dẫn đầu là đà tăng từ giá năng lượng (Dầu Thô +4.5%), hàng hóa nông nghiệp cũng tăng trong khi các mặt hàng kim loại giảm nhẹ. Tuần tới, cuộc họp OPEC diễn ra sẽ có ảnh hưởng đến giá dầu trong ngắn hạn.
 
FED nâng lãi suất thêm 0.25% lên mức 5.25% - 5.5%, mức cao nhất kể từ 2001 trong kỳ họp tháng 7. FED vẫn bỏ ngỏ khả năng tăng lãi suất trong kỳ họp tháng 9 khi cho rằng lạm phát hạ nhưng còn cao so mục tiêu 2% và thị trường lao động vẫn rất tốt. FED sẽ đánh giá các dữ liệu để đưa ra quyết định tại từng kỳ họp sắp tới. Dữ liệu mới nhất cho thấy kinh tế Hoa Kỳ vẫn khá tích cực với mức tăng GDP 2.4% quý II trong khi chỉ số lạm phát lõi tiếp tục giảm về 4.1%yoy. ECB cũng đã thực hiện tăng 0.25% lên mức 3.75% kỳ họp tháng 7 và chưa có thông điệp tăng LS trong tháng 9. Dữ liệu thông tin vĩ mô sau đây sẽ quyết định hành động của 2 NHTW này trong tháng 9.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
· Dòng tiền vận động luân chuyển trong mùa công bố KQKD quý II;
· Thông tin kinh tế vĩ mô tháng 7/2023;
· 31/7, PMI Trung Quốc; Doanh thu bán lẻ và chỉ số niềm tin tiêu dùng Nhật Bản; CPI và GDP EU. 1/8, PMI Anh, Canada, EU, Trung Quốc và Hoa Kỳ; Lãi suất và biên bản lãi suất NHTW Australia. 2/8, Thay đổi bản lương phi nông nghiệp và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 3/8, PMI dịch vụ EU và Hoa Kỳ; cuộc họp OPEC; Lãi suất và biên bản chính sách tiền tệ BOE; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 4/8, Tỷ lệ thất nghiệp Canada và Hoa Kỳ.