Tiêu đề Tuần 32_Xem xét 2 lần Hoa Kỳ bị hạ xếp hạng tín nhiệm_20230807
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Doanh nghiệp HOSTC
Chi tiết Ngày : 07/08/2023
Số trang : 21
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2780 Kb
Tải về: 2632
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Dòng tiền mở rộng, VN-Index duy trì đà tăng điểm tích cực
Đà tăng chững lại với những phiên tăng và giảm điểm xen kẽ trong tuần, VN-Index vẫn khi nhận mức tăng 1.5%, kéo dài chuỗi tuần thứ 5 tăng điểm liên tiếp. Luân chuyển giữa các các nhóm cổ phiếu và các ngành tiếp tục cho dù sự phân hóa rõ rệt hơn. Ở nhóm cổ phiếu lớn, các cổ phiếu ngân hàng giảm thì VHM, VIC đóng vai trò nâng đỡ chỉ số. Riêng cổ phiếu VIC đóng góp 22% số điểm tăng của VN-Index. Thông tin 112 văn bản liên quan 174 dự án BĐS được tổ công tác Bộ xây dựng hướng dẫn theo thẩm quyền giúp ngành BĐS thu hút dòng tiền luân chuyển và tăng giá. Thị trường dù vậy đang nhậy cảm trước thông tin quốc tế. Ngoài ra thị trường sẽ bước vào vùng trống thông tin khi mùa công bố KQKD đi qua là yếu tố NĐT cần thận trọng tránh mua đuổi cho dù VN-Index còn đông lực tăng lên các vùng giá cao mới nhờ dòng tiền tăng trưởng.
92% cổ phiếu niêm yết trên Hose và HNX đã công bố KQKD quý II với LNST giảm 3% yoy. KQKD phân hóa theo hướng tiêu cực với chỉ có 43% cổ phiếu tăng trưởng dương so cùng kỳ. Các công ty trong VN30 đã hoàn thành công bố LNST quý II tăng trưởng 2.5% yoy (nhóm sẽ tăng trưởng âm 10% nếu không tính lợi nhuận đột biến từ VHM). 19/19 Ngân hàng có LNST tăng trưởng 0.3% yoy với nhóm NHTM nhà nước và STB là đóng góp chính. Xét giá trị tuyệt đối, 5 công ty có LNST cải thiện nhiều nhất gồm VHM, VCB, GMD, HVN và STB trong khi HPG, GAS, TCB, VIC, KBC sụt giảm mạnh nhất. Mùa công bố KQKD quý II đã cơ bản hoàn thành và giảm nhẹ sẽ làm cho P/E VN-Index tăng nhanh nếu xu hướng tăng điểm vẫn được duy trì.
 
TTCK THẾ GIỚI
Chốt lời khi mùa công bố QKKD sắp kết thúc và đón nhận thông tin tiêu cực, các TTCK đồng loạt giảm điểm
Các chỉ số CK Hoa Kỳ có chuỗi 4 phiên giảm liên tiếp với mức bình quân 2% khi mùa công bố KQKD đi vào giai đoạn cuối, thị trường lao động kém hơn dự báo và trước đó là Fitch Ratings hạ tín nhiệm Hoa Kỳ. EU600 giảm 2.4% trong khi các thị trường chủ chốt Châu Á như Nhật Bản, Singapore giảm lần lượt 1.7% và 2.3%. Sự kiện Fitch Ratings chưa dừng đà hồi phục của DXY với mức tăng 0.39% nhưng ảnh hưởng đến lợi tức trái phiếu 10 năm chính phủ Hoa Kỳ tăng 0.07% và ghi nhận mức tăng 1.2% so cùng kỳ năm trước. Mặc dù giá dầu thô tiếp tục tăng 2.8% thì chỉ số hàng hóa vẫn giảm 0.14% chủ yếu đến từ sự sụt giảm hàng hóa nông sản và kim loại. Trong tuần tới, nhiều quốc gia công bố chỉ số CPI tháng 7 và là dữ liệu quan trọng đánh giá hiệu quả chống lạm phát của các NHTW.
Tổ chức xếp hạng Fitch Ratings hạ mức tín nhiệm Hoa Kỳ từ mức AAA xuống AA+ từ 1/8. Tài khóa Hoa Kỳ dự báo suy giảm trong 3 năm tới, nợ công tăng cao và chất lượng quản trị đi xuống cùng với tình hình bế tắc trần nợ công trước đó là lý do tổ chức định hạng đưa ra quyết định này. Trước đó, Standard & Poor’s cũng hạ mức tín dụng tương tự trong cuộc khủng hoảng trần nợ công năm 2011 và vẫn chưa khôi phục cho đến nay. Tác động thông tin này đến TTCK năm 2011 không quá lớn nhờ chu kỳ cung tiền và mở rộng bảng CĐKT của FED. TTCK đã phản ứng tiêu cực và cần được tiếp tục theo dõi do thông tin này tác động bất lợi lên lợi tức trái phiếu chính phủ và đến mặt bằng lãi suất. (Xem thêm phần chuyên đề tuần)
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Mùa công bố KQKD quý II đi vào giai đoạn cuối;
• Dòng tiền tăng trưởng và luân chuyển còn có thể duy trì khi thị trường bước vào vùng trũng thông tin;
• 8/8, Cán cân thương mại Canada, Pháp, Trung Quốc và Hoa Kỳ; CPI Đức; Chỉ số bán buôn Hoa Kỳ. 9/8, CPI Trung Quốc; Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 10/8, Cung tiền M2 và khoản nợ mới Trung Quốc; CPI và Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 11/8, GDP Anh; CPI Pháp; chỉ số PPI và niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ.