Tiêu đề Tuần 34_Quan sát tăng trưởng tiêu dùng trong nước_20230821
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 20/08/2023
Số trang : 16
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2270 Kb
Tải về: 319
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Bán tháo cuối phiên giao dịch, tâm lý tiêu cực lấn át 
Những thông tin không tích cực về TTCK thế giới, tỷ giá căng thẳng, khối ngoại bán ròng, cổ phiếu trụ bị bán mạnh, và hoạt động giảm margin tại công ty chứng khoán lớn đã nhấn chìm thị trường trong phiên giảm điểm 4.5% cuối tuần, qua đó kết thúc chuỗi 6 tuần tăng điểm liên tiếp. VIC lấy đi 4.5 điểm và cùng VHM là 2 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất lên VN-Index trong khi VCB giúp cho thị trường bớt tiêu cực. Phiên cuối tuần, VN-Index chứng kiến 426 mã giảm điểm, trong đó có nhiều mã giảm sàn với khối lượng tăng mạnh cho thấy tâm lý thoát vị thế sau những chuỗi tuần tăng mạnh và phản ứng có phần thái quá trước các thông tin tiêu cực xuất hiện. Không như kỳ vọng của chúng tôi, VN-Index đã không vượt qua được SMA 100 tại 1,233 điểm và điều chỉnh giảm mạnh trở lại. Một phiên giảm mạnh không làm nên xu hướng dù vậy NĐT cần cẩn trọng khi bắt đáy khi tâm lý thị trường theo chiều hướng tiêu cực trong ngắn hạn.
Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công 7 tháng đầu năm ước đạt 37.85%, cao hơn cùng kỳ năm 2022 (34.47%). Nhiều bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân rất thấp, nhiều khả năng không giải ngân được hết số vốn được giao từ đầu năm. Thủ tướng ký công điện yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2023 nhằm đạt trên 95% kế hoạch Chính phủ giao. Thủ tướng phân giao trách nhiệm cho các bộ KHĐT, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên môi trường và các địa phương trong việc xử lý các khó khăn, vướng mắc thực hiện mục tiêu đặt ra. Trong bối cảnh cầu trong nước và quốc tế vẫn chưa cải thiện thì thúc đẩy đầu tư công, tiêu dùng trong nước và du lịch vẫn đang là cứu cánh cho tăng trưởng kinh tế. 
 
TTCK THẾ GIỚI
TTCK toàn cầu giảm điểm trước khả năng FED có thể tăng lãi suất và kinh tế Trung Quốc suy yếu
Biên bản FOMC tháng 7 cho thấy phần lớn các thành viên tiếp tục ưu tiên chống lạm phát và chỉ số ít cho rằng lãi suất đã tăng đủ. Thông điệp FED không loại trừ khả năng tăng thêm lãi suất và giữ lãi suất cao trong thời gian lâu hơn đã ảnh hưởng tiêu cực lên TTCK. Các chỉ số CK Hoa Kỳ giảm trên 2.1% trong khi EU600 có mức giảm 2.3% và TTCK Châu Á giảm bình quân 2%. Chỉ số DXY duy trì chuỗi đà tăng với mức 0.6% và gây áp lực lên đồng nội tệ các quốc gia trên thế giới. Lợi tức trái phiếu Chính phủ Hoa Kỳ tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2022. Sự suy yếu của kinh tế Trung Quốc và DXY mạnh cũng ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường hàng hóa với mức giảm 1.5%, qua đó chứng kiến các giá dầu, gas và các kim loại giảm. Tuần tới thị trường đón nhận chỉ số PMI các quốc gia chủ chốt và tỷ lệ thất nghiệp Hoa Kỳ.
NHTW Trung Quốc giảm lãi suất 15 và 10 điểm cơ bản cho các khoản vay kỳ hạn 1 năm và lãi suất repo 7 ngày xuống còn 2.5% và 1.8%. Động thái của PBOC diễn ra trong bối cảnh các dữ liệu kinh tế Trung Quốc yếu kém. Sản lượng công nghiệp tăng 3.7%, doanh thu bán lẻ tăng 2.5%, đầu tư tài sản cố định tăng 3.4%, thấp hơn lần lượt 0.6%, 1.5% và 0.3% so dự báo trong khi tỷ lệ thất nghiệp thành thị tăng từ 5.2% lên 5.3%. NDT đang hướng tới mức đỉnh 7.34 NDT/USD trong 20 năm qua. Cùng với thông tin tập đoàn Evergrande nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Hoa Kỳ, triển vọng kinh tế Trung quốc đang khá ảm đạm. Một số nhận định cho rằng PBoC còn tiếp tục nới lỏng thêm chính sách tiền trong vài tháng tới. 

THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Các trụ cột giữ vững, cơ hội cho dòng tiền luân chuyển;
• 22/8, PMI Nhật; Cán cân vãng lai EU; Doanh thu bán nhà qua sử dụng Hoa Kỳ. 23/8, PMI Australia, Anh, EU và Hoa Kỳ; Doanh số bán lẻ Canada; Doanh số bán nhà mới và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 24/8, Đơn xin trợ cấp thất nghiệp và đơn đặt hàng hóa lâu bền Hoa Kỳ. 25/8, CPI Nhật Bản và Tâm lý tiêu dùng Hoa Kỳ.