Tiêu đề Tuần 38_Chuyên mục tuần: Kinh tế Trung Quốc_20230918
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 17/09/2023
Số trang : 18
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2531 Kb
Tải về: 793
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Vận động giằng co trong tuần ETF cơ cấu danh mục
Sự suy yếu của các cổ phiếu lớn và khối ngoại đẩy mạnh bán ròng trong tuần ETF cơ cấu khiến VN-Index ghi nhận mức giảm 1.1% và thanh khoản tăng 30% so tuần trước. Sắc đỏ lan tỏa với 68% cổ phiếu và 13/19 ngành giảm điểm. Vận động mang tính dẫn dắt của dòng tiền tại các ngành tăng điểm như Dầu khí, dịch vụ tài chính, ngân hàng và bán lẻ không thể bù đắp được mức giảm trên 6% của ngành Bất động sản. Diễn biến thị trường tuần qua khá khó lường do có hoạt động giao dịch cơ cấu của các quỹ ETF. Điều này vô hình chung phù hợp với nhận định của chúng tôi tuần trước về việc cân nhắc chốt lãi một phần để chủ động trước diễn biến thị trường không rõ ràng tại vùng đỉnh cũ. NĐT tuần này cần sẵn sàng giao dịch theo xu hướng có tính tạo lập sau đã đưa danh mục về mức cân bằng tuần trước.
Báo cáo HSBC chỉ ra Asean thu hút FDI cao kỷ lục gần 17% FDI toàn cầu trong năm 2022, tăng gấp 2 lần so với 4 năm trước nhờ nền tảng vững chắc, nhân khẩu học thuận lợi và chuỗi cung ứng cạnh tranh. Việt Nam tiếp tục đi đầu trong việc thu hút FDI chất lượng bất chấp thách thức về thương mại. FDI lĩnh vực sản xuất hiện tại cao hơn 3 năm gần nhất. Việt Nam nhanh chóng thăng hạng trong chuỗi giá trị, phát triển thành trung tâm lắp ráp điện tử quan trọng. Hoa Kỳ nổi lên là quốc gia đầu tư FDI chính tại Asean với thị phần 17%. Với việc nâng quan hệ lên đối tác chiến lực toàn diện với Hoa Kỳ, Việt Nam sẽ không chỉ có cơ hội thu hút trực tiếp vốn FDI mà còn mở ra cơ hội hợp tác phát triển trên nhiều lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư. 
 
TTCK THẾ GIỚI
ECB tăng lãi suất cao kỷ lục, lạm phát Hoa Kỳ có dấu hiệu tăng trở lại
NĐT vẫn đang bị giằng co trước thông tin kinh tế Mỹ tích cực từ chỉ số CPI và doanh số bán lẻ và nguy cơ FED tiếp tục tăng lãi suất. Các chỉ số CK Hoa Kỳ tăng giảm xen kẽ nhưng vẫn duy trì mức hồi phục trên 2%. Diễn biến này lan tỏa tích cực đến các thị trường Châu Âu và Châu Á. Chỉ số EU600 tăng 2.2% trong khi TTCK Nhật tăng 2.8%. Chỉ số DXY tăng nhẹ 0.1%, chủ yếu so với EUR khi ECB phát tín hiệu sẽ dừng tăng lãi suất. Chỉ số hàng hóa tiếp tục ghi nhận mức tăng tốt 2.4%, dẫn đầu từ giá dầu (+3.8%), đường (+3.5%) và quặng sắt (+6.8%). Tuần tới, theo sau ECB, FED sẽ công bố lãi suất trong kỳ họp tháng 9 diễn ra từ 19-20/9 và sẽ có tác động lớn đến diễn biến của các thị trường.
CPI Hoa Kỳ ghi nhận tháng tăng mạnh nhất trong năm khi tăng 0.6% trong tháng 8 và tăng 3.7%yoy. CPI lõi tăng 03% và cao hơn dự báo 0.1%. Giá năng lượng tăng 5.6%, trong đó xăng tăng 10.6%, đóng góp phần lớn vào đà tăng CPI tháng 8, Sau đó là chi phí nhà, chiếm 1/3 rổ CPI, tăng 0.3%. Tại kỳ họp tháng 9, ECB tăng lãi suất lần thứ 10 lên mức kỷ lục 4% và điều chỉnh dự báo lạm phát từ 5.4% lên 5.6%. ECB tăng lãi suất trong kỳ họp tháng 9 trước đó phát tín hiệu giữ nguyên và lạm phát tăng trở lại đang tạo sức ép đáng kể đến quyết định của FED trong kỳ họp diễn ra vào tuần sau. Dù vậy, thị trường vẫn khá tự tin về việc FED sẽ giữ nguyên mức lãi suất điều hành ở mức hiện tại khi có đến 97% theo khảo sát CME ủng hộ điều này. 
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Dòng tiền duy trì ổn định và vận động ngành vẫn đang tích cực cho dù các cổ phiếu trụ cột suy yếu;
• HĐTL đáo hạn vào 21/9;
• 19/9, Biên bản chính sách tiền Australia; CPI EU và Canada; giấy phép xây dựng Hoa Kỳ. 20/9, CPI Anh; Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 21/9, Lãi suất FED và báo cáo FOMC; Lãi suất và báo cáo chính sách tiền tệ NHTW Anh và Thụy Sỹ; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp và doanh thu nhà qua sử dụng Hoa Kỳ. 22/9, Chính sách tiền tệ Nhật Bản; PMI Anh, EU và Hoa Kỳ.