Tiêu đề Tuần 39_Cập nhật chính sách tiền tệ thế giới Quý 3/2023_20230925
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Doanh nghiệp HOSTC
Chi tiết Ngày : 25/09/2023
Số trang : 20
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2141 Kb
Tải về: 1193
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Hoạt động bán tháo xuất hiện trước các thông tin bất lợi
Diễn biến tiêu cực thị trường thế giới, khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh bán ròng và thông tin NHNN phát hành 10 nghìn tỷ tín phiếu kỳ hạn 28 ngày với lãi suất 0.69% đã ảnh hưởng mạnh đến tâm lý thị trường và thúc đẩy hoạt động bán tháo. Lực cầu bắt đáy tốt cũng chỉ thu hẹp mức giảm, VN-Index đóng cửa tuần với mức giảm 2.8% với các ngành giảm trên diện rộng. Nhóm cổ phiếu nhạy với thanh khoản và lãi suất như chứng khoán và bất động sản đều giảm mạnh. Các cổ phiếu VHM, VIC ảnh hưởng tiêu cực trong khi 2 cổ phiếu ngân hàng VCB và BID nâng dỡ VN-Index. Sau khi giảm dưới các đường trung bình động, diễn biến VN-Index đang tiêu cực về mặt kỹ thuật. Dù vậy, chúng tôi cho rằng NĐT sau khi đã cơ cấu được danh mục trong 2 tuần gần đây thì có thể tận dụng nhịp rung lắc mạnh tuần tới để tích lũy cổ phiếu cho trung hạn.
Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2023, tăng trưởng GDP năm 2023 dự báo ở mức 5.2-5.5% theo kịch bản cơ sơ. Nền kinh tế gặp một số khó khăn từ thương mại quốc tế còn khó khăn; tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu cao và doanh nghiệp khó khăn; thu ngân sách bắt đầu chậm lại. Dù vậy, khu vực dịch vụ duy trì đà tăng, công nghiệp và xây dựng có tín hiệu hồi phục cuối Q22023. Một số chuyên gia chỉ ra những nghịch lý cơ bản của nền kinh tế Việt Nam liên quan tăng trưởng, lạm phát và lãi suất. Đại diện OECD và các tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng GDP ở mức 4.7-4.9%. Nhìn chung các nhận định đều cho thấy GDP đạt mục tiêu là khó khả thi cho dù xu hướng hồi phục đang được cải thiện.
 
TTCK THẾ GIỚI
DXY và lãi suất trái phiếu 10y tăng, TTCK Hoa Kỳ có tuần giao dịch tệ nhất kể từ tháng 3/2023
Các chỉ số CK Hoa Kỳ có mức giảm bình quân trên 2.5% do phản ứng tiêu cực với thông tin FED dự kiến giữ lãi suất cao trong một thời gian dài hơn. Lợi tức Trái phiếu 10y tăng lên mức 4.4%, mức cao nhất kể từ 2007. Mối lo ngại cũng gia tăng khi Chính Phủ Hoa Kỳ có nguy cơ đóng cửa nếu Quốc hội không đạt thỏa thuận trước 30/9. Diễn biến tiêu cực cũng lan rộng khi EU600 giảm 1.9%, TTCK Nhật Bản và Ấn Độ giảm lần lượt 3.3% và 2.7%. Chỉ số DXY tăng 0.2%, mở rộng đà tăng trong tháng lên mức 2.1% cũng góp phần làm suy yếu TTCK và TT hàng hóa. Chỉ số hàng hóa giảm 1.1%, dẫn đầu từ nhóm nông sản (Đường đi ngược xu hướng chung và vẫn đạt đỉnh của 12 năm) và nhóm kim loại gồm Chì, đồng, kẽm. Các thị trường đang bị chi phối bởi định hướng chính sách và cần thời gian để ổn định lại.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5.25% - 5.5% trong kỳ họp tháng 9. Biểu đồ dot-plot cho thấy FED kỳ vọng có thêm 1 đợt nâng lãi suất trong năm 2023 và dự báo giảm lần lượt về mức 5.1% và 3.9% năm 2024 và 2025. FED cũng dự báo GDP tăng trưởng 2.1% năm 2023, tăng gấp đôi so với cuộc họp tháng 6/2023 trong khi lạm phát lõi giảm 2.2% xuống 3.7% và thất nghiệp giảm 0.3% xuống còn 3.8%. FOMC đánh giá kinh tế Mỹ đang tăng trưởng mạnh nhưng lưu ý tốc độ việc làm đã chậm lại trong vài tháng gần đây nhưng vẫn mạnh. FED cũng thu hẹp bản cân đối kế toán khi để 95 tỷ USD đáo hạn mỗi tháng và không tái đầu tư. Các dữ liệu vĩ mô đang cho thấy FED có thể đưa nền kinh tế hạ cánh mềm dù vậy bức tranh trong tương lai vẫn khá bất định.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Thị trường đã xác lập xu hướng điều chỉnh, diễn biến khó lường trong quá trình các chỉ số dò đáy.
• Công bố GDP và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 9 và quý III.
• 25/9, Báo cáo môi trường kinh doanh Đức. 26/9, CPI lõi Nhật Bản; Chỉ số niềm tin tiêu dùng và doanh thu bán nhà mới Hoa Kỳ. 27/9, CPI Australia; Đơn đặt hàng hóa lâu bền và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 28/9, CPI Đức; GDP quý II công bố lần cuối và đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ; 29/9, Tỷ lệ thất nghiệp, doanh số bán lẻ và PMI Trung Quốc; GDP công bố lần cuối Anh; Chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ.