Tiêu đề Tuần 40_Dự báo danh mục cổ phiếu thuộc bộ chỉ số VN-Diamond Index Quý 4/2023_20231002
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Doanh nghiệp HOSTC
Chi tiết Ngày : 01/10/2023
Số trang : 15
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1929 Kb
Tải về: 1239
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Thị trường cân bằng tạm sau nhịp bán tháo, thanh khoản giảm sút
VN-Index tiếp tục đà giảm 3.2% khi áp lực bán tháo gia tăng trong phiên đầu tuần. Độ rộng giảm điểm chi phối với 75% cổ phiếu và 17/19 ngành giảm điểm. Những cổ phiếu có beta cao hoặc đã tăng mạnh trước đó như Hóa chất, Bất động sản, Công nghệ thông tin có mức giảm trên 4%. Bán lẻ và truyền thông là 2 ngành tăng điểm nhờ thông tin dự kiến bán vốn của công ty đầu ngành. Điểm tích cực hiếm hoi tuần qua là khối ngoại quay lại mua ròng trên 30 triệu USD sau nhiều tuần bán ròng. Trong vài tuần tới thị trường sẽ đón nhận thông tin KQKD quý III, kéo theo sự phân hóa rõ rệt. Ngoài ra, VN-Index vẫn đang trong quá trình dò đáy do vậy NĐT chỉ cân nhắc mua ở vùng giá thấp, tránh mua đuổi cho đến khi xu hướng xác lập rõ ràng hơn.
GDP quý III và 9T2023 tăng lần lượt 5.3% và 4.2%. GDP tăng dần theo quý nhưng chỉ ở mức thấp của giai đoạn 2021-2023. Ngành công nghiệp cải thiện theo từng quý và có mức tăng 1.65% trong 9T. Trong quý III, Tổng mức BLHH và DV tăng 7.3%yoy; Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 7.6%yoy. 9M2023, FDI đạt 20.2 tỷ, tăng 7.7%yoy; bội chi ngân sách 15.6 nghìn tỷ. Xuất và nhập khẩu tháng 9 tăng lần lượt 4.6% và 2.6%yoy đưa thặng dư thương mại 9 tháng lên mức 21.68 tỷ USD. CPI tháng 9 tăng 1.08%, CPI bình quân 9 tháng tăng 3.16%. Chỉ số USD tăng 2.43%yoy. Bức tranh kinh tế vĩ mô đang cải thiện dần với sự hồi phục từ mảng công nghiệp và xây dựng. Lạm phát và tỷ giá tăng vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhưng đang theo hướng kém tích cực, qua đó thu hẹp dư địa các chính sách hỗ trợ.
 
TTCK THẾ GIỚI
Các thị trường thế giới giảm điểm trước nhiều mối lo
Đồng USD tăng giá, lợi tức trái phiếu chạm mức đỉnh trong 15 năm và nguy cơ đóng cửa chính phủ Hoa Kỳ là những yếu tố vẫn đang ảnh hưởng tiêu cực lên các thị trường. Các chỉ số CK Hoa Kỳ có mức giảm nhẹ và chưa thể hồi phục sau tuần giảm mạnh tuần trước. Chỉ số EU600 giảm 1.3% trong khi TTCK Nhật giảm 1.7%. Chỉ số DXY duy trì dà tăng 0.1%, qua đó mở rộng mức tăng 2.5% trong tháng 9. USD tăng giá với phần lớn các đồng nội tệ khác. Chỉ số hàng hóa dù vậy vẫn có mức hồi phục nhẹ 0.5%, dẫn đầu từ giá dầu (+1.6%), gas (+2.8%) và các kim loại như nhôm, kẽm trong khi giá vàng có tuần giảm mạnh trên 2.7%. Tuần tới, chủ tịch FED và ECB phát biểu về chính sách tiền tệ và thị trường sẽ có thêm cơ sở để dự báo.
Nguy cơ đóng cửa Chính phủ Hoa Kỳ ngày càng lớn khi chưa có dấu hiệu Quốc hội sẽ thông qua dự luật ngân sách mới trước ngày 1/10. Theo ước tính của Goldman Sachs, GDP quý IV/2023 của Hoa Kỳ sẽ giảm 0.2% mỗi tuần nếu tình hình đóng cửa Chính phủ kéo dài. Chính phủ Hoa Kỳ đã trải qua 14 lần đóng cửa từ 1981 đến nay và lần kéo dài nhất trong 35 ngày do mâu thuẫn ngân sách dành cho việc xây tường biên giới thời Tổng thống Trump. Cùng với nỗi lo FED sẽ duy trì lãi suất cao trong một thời gian, USD chạm đỉnh 10 tháng và lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng cao nhất trong 16 năm trước dữ liệu kinh tế mạnh thì nay NĐT cũng hướng theo hành động của quốc hội Hoa Kỳ nhằm chấm dứt hoạt động đóng cửa Chính phủ vào 1/10.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Thị trường đã xác lập xu hướng điều chỉnh, diễn biến khó lường trong quá trình các chỉ số dò đáy.
• KQKD quý III sơ bộ của các công ty niêm yết.
• 1/10, PMI Trung Quốc. 2/10, PMI Anh, Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ; Chủ tịch FED phát biểu. 3/10, Lãi suất biên bản tiền tệ NHTW Australia. 4/10, Lãi suất và biên bản tiền tệ NHTW New Zealand; Chủ tịch ECB phát biểu; Thay đổi bản lương phi nông nghiệp và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 5/10, Đơn xin trợ cấp thất nghiệp và cán cân thương mại Hoa Kỳ. 6/10, Tỷ lệ thất nghiệp Canada và Hoa Kỳ.