Tiêu đề Tuần 41_Canh mua tăng tỷ trọng cổ phiếu trong vùng tích lũy trên 1,107 điểm_20231009
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Doanh nghiệp HOSTC
Chi tiết Ngày : 08/10/2023
Số trang : 16
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1887 Kb
Tải về: 1014
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Thị trường nhanh chóng tích lũy lại sau phiên bán tháo đầu tuần
VN-Index ghi nhận tuần giảm thứ 4 liên tiếp với mức giảm 2.2% khi đón nhận các thông tin kém khả quan từ trong nước và quốc tế. Độ rộng giảm điểm vẫn chi phối với 63% cổ phiếu và 13/19 ngành giảm điểm. Ngành tiện ích, bán lẻ và dầu khí có mức giảm trên 5% trong khi Hóa chất và truyền thông có mức tăng trên 1%. Thị trường dần phân hóa và khối ngoại tiếp tục mua ròng 17 triệu USD đang là điểm sáng tuần qua. Nhiều cổ phiếu dự báo có lợi nhuận tăng đã có vận động giá tích cực, đi ngược với diễn biến chung. KQKD quý III sẽ công bố trong tuần tới và kéo dài đến hết tháng 10 sẽ giúp thị trường cân bằng hơn. VN-Index đang có cơ hội tích lũy trên 1,107 điểm và NĐT có thể cân nhắc mua tăng tỷ trọng ở những phiên rung lắc tuần tới.
Trên cơ sở 9 tháng, dự báo tình hình thế giới và trong nước, Bộ KH-ĐT đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng 2023: (1) Quý IV tăng 7%, GDP cả năm 5%; (2) Quý IV tăng 8.8%, GDP cả năm 5.5%; (3) Quý IV tăng 10.6%, GDP cả năm 6%. Quý IV phụ thuộc vào tốc hồi phục sản xuất công nghiệp, sự gia tăng nhu cầu thị trường xuất khẩu lớn, du lịch và tiêu dùng cuối năm. Mục tiêu tăng trưởng rất khó khăn và thách thức. Bộ KH-ĐT lưu ý hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy động lực tăng trưởng. WB điều chỉnh dự báo tăng trường năm 2023 còn 4.7% và 5.4% năm 2024 trong khi các tổ chức và chuyên gia trong nước cũng điều chỉnh dự báo mức tăng trưởng GDP năm 2023 nằm trong khoảng từ 5-5.5%.
 
TTCK THẾ GIỚI
Nguy cơ FED tăng lãi suất và lợi tức trái phiếu tăng mạnh tiếp tục nhấn chìm TTCK
Lo ngại FED tăng lãi suất và duy trì ở mức cao, làn sóng báo tháo trái phiếu đẩy mức lợi suất Trái phiếu lên đỉnh. Lợi suất TP Hoa Kỳ kỳ hạn 30 chạm mức 5% lần đầu kể từ 2007. TTCK Hoa Kỳ có thêm tuần giảm với mức bình quân 0.7%. Diễn biến TTCK Châu Âu và Nhật Bản còn tiêu cực hơn khi EU600 giảm 1.6% và Nikkei 225 giảm 2.7%. Chỉ số DXY kéo dài chuỗi tuần tăng điểm với mức tăng 0.1% và đóng cửa ở ức 106.3 điểm. Biến động của thị trường trái phiếu, tiền tệ cũng tạo hiệu ứng tiêu cực lên thị trường hàng hóa. Chỉ số hàng hóa giảm mạnh 4.2%, dẫn đầu là mức giảm của giá dầu (-9.1%), than (-12.3%) và các kim loại như vàng (-1.4%), bạc (-5.2%), chì (-5.3%) và Kẽm (-6.7%). Tuần tới, biên bản FOMC và lạm phát Hoa Kỳ sẽ có tác động mạnh đến diễn biến của các thị trường.
Hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) dự báo thế giới tăng trưởng 2.4% năm 2023 và ít có dấu hiệu hồi phục năm 2024. Chỉ có Brazil, Trung Quốc, Nhật Bản, Mexico và Nga trong G20 cải thiện về tăng trưởng trong năm 2023. Cùng chung quan điểm, Citigroup cho rằng kinh tế Trung Quốc lập đáy và dự báo tăng trưởng 5% năm 2023. Sản xuất hồi phục, chi tiêu dùng trong kỳ nghỉ Lễ và bớt lo ngại về cuộc khủng hoảng BĐS khiến triển vọng Trung Quốc sáng sủa hơn. Ngược lại, Châu Âu đang có dấu hiệu đình trệ và suy yếu đi và triển vọng Châu Á dự báo tăng trưởng chậm nhất trong 50 năm chỉ ở mức 4.5% năm 2024 theo WB. Kinh tế thế giới hiện đang ở ngã ba đường với xu hướng tăng trưởng khác nhau, bất bình đẳng gia tăng, thị trường thu hẹp và nợ công chồng chất như nhận định của UNCTAD.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Công bố KQKD quý III của các công ty niêm yết;
• Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV khai mạc 23/10 và bế mạc 29/11. Quốc hội xem xét và thông qua 9 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết, trong đó có một số nội dụng chú ý gồm Luật đất đai sửa đổi, Luật kinh doanh BĐS sửa đổi, Luật nhà ở sửa đổi và Luật tổ chức tín dụng sửa đổi cũng như lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh do QH bầu.
• 9/10, Khai mạc cuộc họp IMF diễn ra trong 7 ngày. 10/10, Khoản nợ mới và cung tiền M2 của Trung Quốc; Tài khoản vãng lai Nhật Bản. 11/10, Chỉ số PPI Hoa Kỳ; Thành viên FOMC phát biểu. 12/10, Biên bản FOMC; Chỉ số sản xuất công nghiệp, cán cân thương mại và GDP tháng Anh; CPI, tỷ lệ thất nghiệp và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ . 13/10, CPI và cán cân thương mại Trung Quốc; Chỉ số sản xuất công nghiệp EU. 15/10, bế mạc cuộc họp IMF.