Tiêu đề Tuần 42_Chỉ số DXY và tác động đến Việt Nam_20231016
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Doanh nghiệp HOSTC
Chi tiết Ngày : 15/10/2023
Số trang : 18
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1843 Kb
Tải về: 1093
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt
TTCK VIỆT NAM
Thị trường có dấu hiệu qua đáy cho dù thanh khoản thấp
VN-Index tăng 2.3% kết thúc 4 tuần giảm điểm với thanh khoản thấp. Khối ngoại bán ròng và thông tin xung đột ở nhiều khu vực không cản được đà hồi phục của chỉ số. Thanh khoản dù vậy tiếp tục giảm tuần thứ 4 cho thấy tâm lý thận trọng và thị trường vẫn đang hồi phục trong nghi ngờ. VN-Index tăng điểm trên diện rộng với 71% và 19/19 ngành tăng điểm. Dầu khí, hóa chất, dịch vụ giải trí và dịch vụ tài chính tăng trên 4%. Xu hướng vận động theo ngành xuất hiện nhưng không rõ rệt do thanh khoản thấp. Vận động theo nhóm cổ phiếu có KQKD tích cực đang là điểm sáng tuần qua. Thị trường có hơn 20 công ty công bố KQKD quý III và các cổ phiếu ngành nông nghiệp, mía đường đang có KQKD tích cực. VN-Index đang có cơ hội kiểm tra cản 1.170 điểm qua đó xác nhận lại lại xu hướng tăng điểm trong tuần tới.
Đại diện NHNN cho biết SBV đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Lãi suất cho VND giảm bình quân 1.5-2% so với cuối năm 2022 và dự kiến tiếp tục giảm do có độ trễ chính sách. Tỷ giá lên xuống nhưng vẫn trong khuôn khổ mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4.5%. Tính đến cuối tháng 9/2023, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế tăng gần 7%. Tăng trưởng tín dụng cải thiện, chỉ riêng tháng 9 và những ngày đầu tháng 10 tăng 1%. Định hướng điều hành tiền tệ đảm bảo ổn định tỷ giá, lãi suất phù hợp diễn biến lạm phát và tăng trưởng cũng như tránh đầu cơ nâng tỷ giá. SBV cũng tập trung tháo gỡ khó khăn cho các tập đoàn và tổng công ty lớn trong các lĩnh vực khác trong đó có BĐS.
 
TTCK THẾ GIỚI
CPI Hoa Kỳ tháng 9 tăng mạnh hơn dự báo kìm hãm đà hồi phục TTCK
Đà tăng lợi suất trái phiếu và CPI tiêu cực đã dừng chuỗi tăng điểm của TTCK Hoa Kỳ ở 4 phiên tăng điểm liên tiếp. Các chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ tăng bình quân 0.9%. Xu hướng phục hồi cũng được ghi nhận ở nhiều TTCK chủ chốt Châu Âu như Anh, Đức, Ý và Nhật Bản (4.2%). Chỉ số DXY tiếp tục tăng thêm 0.3%, duy trì mức tăng với hầu hết các động nội tệ khác. Xung đột Trung Đông và đồng USD mạnh tiếp tục hỗ trợ hàng hóa tăng điểm. Chỉ số hàng hóa tăng 1.36%, trong đó giá dầu tăng 3.7%, kim loại quý cũng tăng mạnh (Vàng+3.1%, Bạc +2.7%). NĐT đang phân vân giữa việc FED không tăng lãi suất và các dữ liệu vĩ mô không thuận lợi cùng với xung đột gia tăng ở nhiều khu vực.
Các quan chức FED trong biên bản FOMC dự báo kinh tế mạnh hơn dự báo tháng 7 do chi tiêu doanh nghiệp và người tiêu dùng ổn định. Hầu hết các thành viên thấy rủi ro lạm phát tăng cao. Lãi suất điều hành ở gần mức đỉnh, trọng tâm cần chuyển sang duy trì lãi suất trong thời gian dài thay vì tăng lãi suất hơn nữa. Thu hẹp bảng CĐKT tiếp tục diễn ra ngay khi cắt giảm lãi suất bắt đầu. Các thành viên nhấn mạnh sự bất định trong tương lai nền kinh tế, cần tiến hành cẩn trọng xác định mức độ thắt chặt bổ sung dựa trên các dữ liệu. Chủ tịch FED khu vực Atlanta sau đó cũng cho rằng FED không cần có thêm 1 đợt tăng lãi suất và chính sách hiện tại đủ để lạm phát về mức mục tiêu 2%. Những thông điệp này cho thấy khả năng FED sẽ không tăng thêm LS mà sẽ duy trì lãi suất hiện tại trong thời gian dài hơn.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• KQKD KQKD quý III của các công ty niêm yết.
• 16/10, FDI Trung Quốc; Khảo sát triển vọng kinh doanh NHTW Canada. 17/10, Biên bản chính sách tiền tệ NHTW Australia; CPI Canada; Doanh thu bán lẻ và sản xuất công nghiệp Hoa Kỳ. 18/10, GDP, doanh thu bán lẻ, chỉ số thất nghiệp và công nghiệp Trung Quốc; CPI Anh, EU và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 19/10, Báo cáo beige book, đơn xin trợ cấp thất nghiệp và doanh thu bán nhà qua sử dụng Hoa Kỳ. 20/10, Doanh thu bán lẻ Anh và Canada.