Tiêu đề Tuần 43_Dự báo số lượng cổ phiếu mua/bán các ETF nội kỳ cơ cấu tháng 10/2023_20231023
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Doanh nghiệp HOSTC
Chi tiết Ngày : 22/10/2023
Số trang : 15
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1832 Kb
Tải về: 1033
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Áp lực bán gia tăng khi thanh khoản thị trường thấp
Áp lực gia tăng khi VN-Index quay trở lại xu hướng giảm 4%. Các thông tin kém tích cực từ trong nước và quốc tế khiến NĐT thận trọng kéo theo thanh khoản thấp. Trạng thái bắt đáy cắt lỗ cũng như thoát vị thế tạo vòng xoáy đẩy thị trường xuống. VN-Index giảm trên diện rộng với 81% và 19/19 ngành giảm điểm. Bán lẻ, Xây dựng - VLXD và dịch vụ tài chính giảm trên 7%. KQKD quý III phân hóa khá mạnh và chưa có dấu hiệu cải thiện để hỗ trợ cho thị trường trong ngắn hạn. Hoạt động bắt đáy cuối tuần do vậy cũng chỉ giảm áp lực cho thị trường chứ chưa đồng nghĩa với khả năng tạo đáy. VN-Index cần có phiên hồi phục vượt 1,115 điểm và sau đó là vượt vùng cản 1,160 – 1,170 điểm để xác nhận trở lại xu hướng tăng điểm. NĐT nên kiên nhẫn chờ đợi và chỉ canh mua ở những vùng điểm thấp trong tuần tới.
Tính đến 20/10, HSX và HNX đã có 21% công ty công bố KQKD quý III với tổng mức LNST giảm 14.2% yoy. Thị trường cũng phân hóa mạnh khi chỉ có 51% công ty có KQKD tăng trưởng dương. Nhóm 5 cổ phiếu dẫn đầu về LNST tuyệt đối cùng kỳ gồm SSI (+374 tỷ), FTS (+243 tỷ), EVS (+204 tỷ), VIX (+111 tỷ) và SHS (+110 tỷ) trong khi VPB (-1,305 tỷ), NT2(-322 tỷ), KHP (-179 tỷ), BAB (-169 tỷ) và PVP (-120 tỷ). Nhìn chung KQKD phản ánh kỳ vọng của thị trường khi tăng trưởng mạnh ở nhóm ngành chứng khoán trong khi suy yếu ở nhóm ngành điện. Nhiều các công ty trong VN30 chưa công bố KQKD do vậy số liệu lợi nhuận của thị trường sẽ còn thay đổi trong tuần tới. Dù vậy kết quả ban đầu cho thấy bức tranh KQKD quý III khá ảm đạm.
 
TTCK THẾ GIỚI
Quan điểm chính sách tiền tệ chưa sớm nới lỏng của chủ tịch FED, và lợi tức trái phiếu tăng kéo theo thoái lùi của TTCK
Lợi tức trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm tiến sát mức 5% sau phát biểu của chủ tịch FED, mức cao xác lập từ 2007, đã kéo các chỉ số chứng khoán tiếp tục giảm điểm. Các chỉ số CK Hoa Kỳ giảm bình quân 1.2%. Xu hướng giảm điểm cũng lan rộng trên các thị trường chủ chốt Châu Âu và Châu Á. Chỉ số EU600 giảm 2.6% và JP225, CSI300 giảm lần lượt 3.3% và 4.1%. Chỉ số DXY kết thúc chuỗi tuần tăng điểm khi ghi nhận mức giảm -0.4% tuy nhiên chỉ số hàng hóa tiếp tục leo thang với mức tăng 1.3% khi giá dầu +3.3%, kim loại quý (vàng+2.7%, bạc +2.2%) từ tác động của cuộc chiến Trung Đông leo thang. Trong tuần tới, ngoài cuộc chiến tại Trung Đông, GDP quý III lần đầu của Hoa Kỳ và các chỉ tiêu vĩ mô khác sẽ ảnh hưởng đến các thị trường thế giới.
Chủ tịch FED có bài phát biểu tại câu lạc bộ kinh tế New York, theo đó FED có thể chấp nhận tăng trưởng kinh tế thấp hơn để kiềm chế lạm phát. Các bằng chứng về tăng trưởng kinh tế trên xu hướng hoặc thị trường lao động không còn nới lỏng có thể tiếp tục tăng lãi suất. Điều kiện tài chính thắt chặt với lợi suất trái phiếu cao hơn sẽ động đến chính sách. Lạm phát giảm về 2% đòi hỏi một khoảng thời gian tăng trưởng dưới xu hướng và thị trường lao động dịu bớt. Mức độ tăng và thời gian duy trì lãi suất sẽ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế, triển vọng và cân bằng rủi ro. Công cụ Fedwath của CME cho thấy 92% khả năng Fed giữ nguyên lãi suất trong tháng 11 tuy nhiên quan điểm này cho thấy áp lực tăng hoặc giữ LS dài hơn chưa được gỡ bỏ.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• KQKD quý III của các công ty niêm yết.
• Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 10/2023
• 23/10, Niềm tin tiêu dùng Châu Âu. 24/10, PMI Australia, Anh, Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ. 25/10, CPI Úc; Lãi suất và báo cáo chính sách tiền tệ Canada; Doanh số bán nhà mới và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 26/10, Lãi suất và biên bản chính sách tiền tệ ECB; GDP công bố lần đầu, đơn xin trợ cấp thất nghiệp, cán cân thương mại và đơn đặt hàng lâu bên Hoa Kỳ. 27/10, Chỉ số PCE lõi và niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ.