Tiêu đề Tuần 45_Chờ tín hiệu xác nhận đáy để tăng tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu_20231106
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Doanh nghiệp HOSTC
Chi tiết Ngày : 05/11/2023
Số trang : 16
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1930 Kb
Tải về: 1260
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

TT quay đầu ngoạn mục sau nhịp quá bán
VN-Index tăng 1.5%, kết thúc 2 tuần giảm điểm mạnh. Thị trường có sự phân hóa trong khi VCB, HPG, MSN hỗ trợ cho đà hồi phục thì MWG, GVR và SSB lại giảm điểm. Thị trường chỉ ghi nhận 48% cổ phiếu tăng điểm nhưng lại có đến 13/19 ngành tăng điểm. 5 ngành tăng trên 3% trong đó tài nguyên cơ bản tăng 9.2%. Ở chiều ngược lại ngành bán lẻ giảm mạnh nhất 8.6% cùng với đà lao dốc của MWG khi đón nhận KQKD quý III kém khả quan. VN-Index đang có diễn biến tích cực trong 3 tuần dù vậy về mặt kỹ thuật chỉ số vẫn chưa thoát khỏi vùng giảm giá. NĐT vẫn cần tránh mua đuổi nhưng có thể tích lũy cổ phiếu ở vùng giá thấp trong quá trình chỉ số xác nhận vùng đáy ngắn hạn.
Tính đến 3/11, 89% số công ty niêm yết trên HSX và HNX đã công bố LNST với mức tăng trưởng -8.9%. Thị trường tiếp tục phân hóa mạnh với chỉ 47% công ty có lợi nhuận tăng trưởng dương. 28/30 cổ phiếu trong VN30 đã công bố KQKD với mức tăng trưởng -3.9% trong khi 19/19 Ngân hàng có mức tăng trưởng -5.1%. Các ngành thép (HPG, HSG), Ngân hàng (VCB, MBB) có mức đóng góp lớn cho mức tăng trưởng lợi nhuận tuyệt đối của thị trường trong khi BĐS (VHM, KBC, VIC) và Ngân hàng (VPB) giảm trên 1 nghìn tỷ so với cùng kỳ. Bức tranh KQKD quý III cho thấy các doanh nghiệp đang có cải thiện thu hẹp mức sụt giảm lợi nhuận theo từng quý nhưng vẫn chưa trở lại tăng trưởng dương. Các công ty lớn đang có mức ổn định và cải thiện tốt lợi nhuận tốt hơn các công ty vừa và nhỏ.
 
TTCK THẾ GIỚI
Các chỉ số CK Hoa Kỳ bật tăng mạnh khi lợi suất trái phiếu quay đầu giảm
Lãi suất kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm giảm từ trên 5% xuống còn 4.67%, cùng với đó lạm phát suy yếu và thị trường lao động chậm lại đã hỗ trợ cho TTCK Hoa Kỳ tăng mạnh. Các chỉ số CK Hoa Kỳ tăng bình quân 4.7% kéo theo sự tăng giá của TTCK toàn cầu. Chỉ số EU600 tăng 3.6% trong khi Nikkei 255 cũng tăng 4.4%. Chỉ số DXY giảm nhẹ 0.4% sau 1 tuần tăng điểm dù vậy không thể hỗ trợ cho hàng hóa tăng điểm. Chỉ số hàng hóa giảm 0.9% chủ yếu đến từ giá dầu (-2.8%), giá than (-13%) và kim loại quý như vàng (-0.8%), bạc (-1.9%). Tuần sau, thị trường đón nhận một số thông tin kinh tế vĩ mô quan trọng tháng 10 của nền kinh tế thứ 2 thế giới Trung Quốc.
FED giữ nguyên lãi suất trong phạm vi 5.25 -5.5% và là lần thứ 2 liên tiếp duy trì mức lãi suất từ tháng 7 sau khi nâng lãi suất 11 lần lên mức đỉnh 22 năm. Các hoạt động kinh tế tăng trưởng mạnh trong quý III. FED lưu ý họ vẫn đang trong quá trình xác định cần thắt chặt thêm bao nhiêu để đạt mục tiêu. Một số quan chức cho biết lợi suất trái phiếu tăng gần đây làm thay đổi quan điểm tăng lãi suất điều hành và tất cả các thành viên FOMC đều bỏ phiếu giữ nguyên lãi suất. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt từ đỉnh nhưng thị trường lao động vẫn rất mạnh. FED dự báo kinh tế vững chắc bất chấp các đợt tăng lãi suất và thị trường đang ngầm hiểu FED có thể giữ lập trường thắt chặt trong khoảng thời gian dài.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• KQKD quý III của các công ty niêm yết.
• 6/11, Biên bản chính sách tiền tệ Nhật Bản; PMI dịch vụ EU; PMI Anh và Canada. 7/1, Cán cân thương mại Trung Quốc; Lãi suất và biên bản NHTW Úc; Cán cân thương mại Canada và Hoa Kỳ. 8/11, CPI và PPI Trung Quốc; Doanh thu bán lẻ Châu Âu. 9/11, Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 10/11, GDP Anh; cung tiền M2 và các khoản vay mới Trung Quốc; Cuộc họp các bộ tài chính Châu Âu từ 10-13/11.