Tiêu đề Tuần 46_Dự báo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023 - 2024_20231113
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Doanh nghiệp HOSTC
Chi tiết Ngày : 13/11/2023
Số trang : 17
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2113 Kb
Tải về: 1253
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Thị trường hồi phục trên diện rộng khi dòng tiền trở lại
VN-Index tăng 2.3%, nối tiếp đà tăng tuần tăng thứ 2 liên tiếp. Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng kéo theo sự phân hóa mạnh của các cổ phiếu lớn. Thanh khoản tăng 22% nhờ dòng tiền nội quay lại đã hỗ trợ chỉ số tăng trên diện rộng với 71% cổ phiếu và 19/19 ngành tăng điểm. Những ngành có beta cao hoặc ngành giảm sâu như Bán lẻ, BĐS, DV tài chính và XD- VLXD tăng trên 7%. Sự luân chuyển của dòng tiền cũng xuất hiện nhưng chưa rõ nét trong giai đoạn đầu hồi phục. Mùa công bố KQKD đã kết thúc và không còn sức ảnh hưởng lên thị trường. LNST trên HSX và HNX -7.7% so cùng kỳ, trong đó VN30 tăng trưởng -3.4% và 19/19 ngân hàng tăng trưởng -0.8%. Vận động thị trường sẽ phụ thuộc vào dòng tiền tăng trưởng. NĐT cân nhắc mở rộng quy mô giao dịch sau khi thị trường đã xác nhận vùng đáy ngắn hạn.
Quốc Hội giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho Chính phủ, theo đó các mục tiêu lớn gồm tăng trưởng GDP 6-6.5%; GDP bình quân đầu người 4,700-4,730 USD; Tỷ lệ công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt 24.1-24.2%; CPI 4-4.5%; Tốc độ tăng năng suất lao động 4.8%-5.3% và Tỷ lệ thất nghiệp thành thị <4%. Quốc hội cũng yêu cầu Chính Phủ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế. Chính sách tiền tệ, tài khóa điều hành linh hoạt và mở rộng hợp lý, có trọng điểm. Tháo gỡ để phục hồi ổn định thị trường trái phiếu DN, bất động sản và lao động. Định hướng điều hành kinh tế năm 2024 do vậy gần tương đồng, chỉ khác khoảng mục tiêu so với kế hoạch 2023 và mục tiêu tăng trưởng kinh tế vẫn được chú trọng.
 
TTCK THẾ GIỚI
Quan điểm cứng rắn của Chủ tịch FED chấm dứt chuỗi 8 phiên tăng điểm của S&P500
Lợi tức TP Hoa Kỳ 10 năm tăng vọt sau bài phát biểu của Chủ tịch FED qua đó chấm dứt chuỗi tăng điểm kéo dài nhất trong 2 năm của S&P 500 và Nasdaq. Các chỉ số CK Hoa Kỳ kết thúc tuần có sự phân hóa tăng giảm nhẹ. Diễn biến giằng co cũng diễn ra ở các thị trường chính Châu Âu và Châu Á khi đón nhận nhiều thông tin kém khả quan. Chỉ số DXY bật tăng 0.8%, cùng với triển vọng kém khả quan từ Trung Quốc, EU đã kéo giá nhiều hàng hóa giảm mạnh. Chỉ số hàng hóa giảm 2.9% với mức giảm ở nhiều mặt hàng, trong đó dẫn đầu là nhóm năng lượng (dầu - 5.6%, gas -13.7%) và kim loại quý (vàng -1.9%, bạc -2.6%). Tuần sau, CPI và tỷ lệ thất nghiệp Hoa Kỳ công bố là thông tin cho thị trường đánh giá lại quan điểm FED.
GDP quý III của EU ước giảm 0.1% so quý trước. PMI do S&P công bố tại khu EU ở mức thấp từ 2020. Trước đó, ECB đã giữ nguyên lãi suất và chủ tịch tránh đề cập về việc hạ lãi suất. Dù vậy thị trường kỳ vọng đợt giảm lãi suất vào tháng 4/2024 và giảm 1% đến 12/2024 khi nền kinh tế EU đang suy yếu. Tương tự, CPI Trung Quốc tháng 10 giảm 0.2% cho thấy nhu cầu nội địa yếu. PBoC đã thực hiện chính sách nới lỏng như giảm lãi suất, hạ dự trữ bắt buộc và phát hành thêm TP Chính phủ. Ngược lại, Chủ tịch FED trong bài phát biểu 9/11 nhận định kinh tế Hoa Kỳ mạnh hơn dự kiến và FED không ngần ngại thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa để kiềm chế lạm phát. Các quyết định đưa ra dựa trên số liệu kinh tế trong vài tháng tới nhưng thị trường sẽ sớm thấy thêm tính không đồng nhất trong điều hành chính sách của NHTW các nước lớn.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Chủ tịch nước tham gia Tuần lễ cao cấp APEC tại Hoa Kỳ từ 14-17/11.
• 13/11, FDI Trung Quốc; Dự báo tăng trưởng kinh tế EU. 14/1, Tỷ lệ thất nghiệp và chỉ số bình quân thu nhập 3 tháng của Anh; CPI Hoa Kỳ. 15/11, Doanh thu bán lẻ, chỉ số sản xuất công nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp Hoa Kỳ; CPI và biên bản tiền tệ Anh; Doanh thu bán lẻ và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 16/11, Tỷ lệ thất nghiệp Úc; Chỉ số sản xuất công nghiệp và đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 17/11, CPI công bố lần cuối EU; Doanh thu bán lẻ Anh.