Tiêu đề Tuần 48_Dự báo danh mục FTSE Vietnam Index và MarketVector Vietnam Local Index Quý 4 năm 2023_20231127
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Doanh nghiệp HOSTC
Chi tiết Ngày : 26/11/2023
Số trang : 15
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1760 Kb
Tải về: 875
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Nhịp rung mạnh tiếp tục xuất hiện trong vùng tích lũy 
Tương đồng với diễn biến tuần trước, phiên giảm ngày 23/11 lấy đi thành quả tăng điểm đầu tuần. VN-Index giảm 0.5% với 58% cổ phiếu và 18/19 ngành giảm trong bối cảnh khối ngoại tiếp tục bán ròng. Dòng tiền luân chuyển vào đầu tuần và lần lượt vận động qua các nhóm đầu tư công, chứng khoán, dầu khí, bất động sản khi thanh khoản không tăng trưởng. Sau phiên giảm mạnh, lực cầu bắt đáy vẫn duy trì tốt giúp cho VN-Index giữ trên các ngưỡng kỹ thuật quan trọng. Dù vậy, trong môi trường nhiều thông tin không rõ ràng, các phiên rung lắc sẽ còn tiếp tục diễn ra tại vùng tích lũy trước khi định hình xu hướng mới. NĐT cân nhắc giữ tỷ trọng ở mức an toàn, tránh mua đuổi và chỉ tăng tỷ trọng ở các nhịp cổ phiếu giảm sâu. 
Để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 2024 ở mức 6-6.5% như Nghị quyết Quốc hội, các chuyên gia cho rằng cần có giải pháp đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, xuất khẩu và phục hồi thị trường nội địa. Về đầu tư công, giải pháp tốt nhất là thay đổi cách tiếp cận, thay đổi môi trường kinh doanh, cắt bỏ thủ tục, đột phá về cơ chế. Về xuất khẩu, dự báo tăng trưởng xuất khẩu 2024 ở mức 5-7% nhờ thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc hồi phục. Xuất khẩu hồi phục phục hồi lao động và tạo cú hích cho tiêu dùng. Về phục hồi thị trường nội địa, Chính phủ cần kéo dài chương trình hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tới 2025, quốc hội giảm thuế VAT 2% sẽ hỗ trợ cầu phục hồi trong 6 tháng đầu năm 2024.
 
TTCK THẾ GIỚI
Các TTCK Hoa Kỳ tăng điểm trong tuần nghỉ Lễ Tạ Ơn
Sau những phiên giằng co các chỉ số CK Hoa Kỳ tăng điểm trước ngày nghỉ Lễ nhờ lợi tức trái phiếu có thời điểm giảm thấp nhất trong 2 tháng. Các chỉ số CK Hoa Kỳ tăng bình quân 1% kéo theo diễn biến tích cực của các thị trường chủ chốt EU600 +1.6% và Nikkei225 +0.1%. Lợi tức trái phiếu 10 năm Hoa Kỳ đi ngang, giữ ở mức 4.46%. Chỉ số DXY, giảm -0.1%, qua đó mở rộng mức giảm -2.6% trong tháng. Chỉ số hàng hóa hồi phục với mức tăng 0.6%, phần lớn đóng góp từ mức tăng giá dầu +0.7%, giá vàng +0.6% quặng sắt +2.6%. Sau biên bản FOMC, thị trường đang chờ đợi các thêm các dữ liệu kinh tế. Biến động các thị trường do vậy vẫn sẽ mạnh và khó lường trong thời gian tới.
Biên bản FOMC tháng 11, các quan chức dự báo tăng trưởng GDP sẽ chậm lại rõ rệt, các dự báo thiên về tăng trưởng suy giảm trong khi rủi ro lạm phát tăng. Các quan chức cho biết chính sách ít nhất cần phải duy trì cho đến khi dữ liệu cho thấy lạm phát đang trên đà trở về mức mục tiêu 2% một cách thuyết phục. Các thành viên cũng chưa bắt đầu bàn về thời điểm giảm lãi suất như quan điểm Chủ tịch FED trước cuộc họp báo. Họ vẫn cho rằng cần phải có bước đi cẩn trọng và quyết định dựa vào dữ liệu sắp tới và tác động của chúng tới triển vọng kinh tế trong tương quan rủi ro. Lãi suất hiện tại duy trì ở mức 5.25% - 5.5%, cũng là mức cao nhất trong 22 năm. Dù vậy, thị trường vẫn phải chờ đợi thêm để đón nhận định hướng mới từ FED.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Các dữ liệu kinh tế vĩ mô tháng 11/2023.
• Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 6, bế mạc vào ngày 29/11/2023
• 26/11, Cuộc họp OPEC. 27/11, Doanh thu bán nhà mới Hoa Kỳ. 28/11, Doanh thu bán lẻ Úc; Chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ. 29/11, CPI Úc, CPI Đức; GDP điều chỉnh công bố lần thứ 2 và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 30/11, Tỷ lệ thất nghiệp , Doanh thu bán lẻ Nhật; PMI Trung Quốc; Dự báo CPI EU; Tỷ lệ thất nghiệp, Doanh thu bán nhà qua sử dụng Hoa Kỳ. 1/12, PMI Trung Quốc, EU và Hoa Kỳ.