Tiêu đề Tuần 09_Dự báo danh mục FTSE Vietnam 30 Index và FTSE Vietnam Index Quý 1 năm 2024_20240226
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 26/02/2024
Số trang : 16
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1799 Kb
Tải về: 212
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Hoạt động chốt lãi trong phiên giao dịch cuối tuần

Phiên chốt lãi cuối tuần lấy đi hầu hết thành quả tăng điểm trong tuần, VN-Index dù vậy vẫn giữ mức tăng 0.2% nhờ các cổ phiếu lớn họ VIC, BID, TCB và GVR. Thị trường phân hóa cùng 52% cổ phiếu và 15/18 ngành tăng điểm. Các cổ phiếu lớn luân chuyển đóng vai trò giữ nhịp thị trường trong khi dòng tiền dịch chuyển vào các ngành vừa và nhỏ tạo nên sự vận động trên. Ngành Hóa chất, BĐS, Truyền thông tăng từ 3.6% - 8.4% trong khi Bán lẻ, Tài nguyên cơ bản và Hàng cá nhân giảm từ 0.2% – 0.8%.  Khối ngoại nối tiếp đà bán với giá trị 58 triệu USD. Như nhận định báo cáo tuần trước, hoạt động rung lắc đã diễn ra. NĐT sau khi đã chốt lãi trong phiên tăng mạnh tuần này có thể canh nhịp điều chỉnh để mua lại và tăng tỷ trọng cổ phiếu tuần tới.

Chỉ số DXY giảm 0.4% tuần trong bối cảnh TTCK đạt đỉnh thúc đẩy sự lạc quan của NĐT quốc tế về các loại tài sản. PMI Châu Âu và Anh giảm bớt lo ngại suy thoái của 2 khu vực đã làm các đồng tiền mạnh lên. Dù vậy, VND lại đang giảm giá so với USD, theo đó tỷ giá chiều mua bán tại các ngân hàng tăng thêm 67 đến 80 đồng lên mức 24,380 – 24,448 chiều mua và 24,755 – 24,888 VND/USD chiều bán ngày 23/2. Tỷ giá chợ đen cũng tăng từ 100 – 120 đồng lên mức 25,150 – 25,220. Mức tăng giá USD ảnh hưởng từ việc SBV đã thực hiện 4/5 phiên tăng tỷ giá trung tâm tương đương 25 đồng trong tuần. Tuần qua, SBV cũng cho vay 6,038 tỷ kỳ hạn 7 ngày qua kênh OMO. Những biến động này gây chú ý ngắn hạn nhưng theo chúng tôi chỉ là hiện tượng cục bộ ngắn hạn khi các yếu tố hỗ trợ ổn định vẫn chiếm ưu thế.

TTCK THẾ GIỚI

Các chỉ số chứng khoán quốc tế thay nhau lập đỉnh kỷ lục

Theo sau chỉ số S&P 500, chỉ số Dow Jones và Nikkei 225 đồng loạt vượt 39,000 điểm qua đó ghi nhận mức đỉnh mọi thời đại. Các chỉ số CK Hoa Kỳ có mức tăng bình quân 1.4% nhờ đà tăng ấn tượng từ các cổ phiếu công nghệ. Xu hướng tăng điểm cũng được ghi nhận trên TTCK Châu Âu và Châu Á khi EU600 tăng 1.3%, Nikkei 225 và CSI 300 tăng 2.5%. Sau biên bản FOMC, lợi tức trái phiếu CP Hoa Kỳ 10 năm tăng 0.04% trong khi DXY giảm nhẹ trở lại 0.4%. Chỉ số hàng hóa tăng 0.6%, đóng góp chủ yếu từ vàng +0.4%, giá nông sản (Lúa mì+5.1%, Cao su +4%). Các chỉ số PMI các quốc gia chủ chốt cùng với GDP Hoa Kỳ cập nhật lần 2 sẽ được công bố.

Biên bản FOMC cho thấy các quan chức FED sẽ không vội cắt giảm lãi suất và bày tỏ thận trọng về lạm phát. Các thành viên FOMC nhận định lãi suất có thể đã đạt đỉnh trong chu kỳ thắt chặt và cũng cho rằng 11 đợt tăng lãi suất vừa qua không cản trở đáng kể đến tăng trưởng. Kể từ cuộc tháng 30-31/1, cách tiếp cận thận trọng đã được đưa ra do các số liệu giá giá tiêu dùng và giá sản xuất cho thấy lạm phát đang nóng hơn dự kiến và vượt xa mục tiêu 2% trong 12 tháng của FED. Chỉ số CPI tháng 1 tăng 3.1% cùng kỳ và PPI tăng 0.3% so tháng trước. FED cũng nắm giữ trái phiếu trên bảng cân đối sau khi giảm quy mô 1,300 tỷ từ tháng 6/2022. NĐT do vậy đã điều chỉnh kỳ vọng về giảm lãi suất vào tháng 6 thay vì tháng 3 hay tháng 5 như trước đây.

THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO

• Công bố chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 2/2024.

• 26/2, Doanh thu bán nhà mới Hoa Kỳ. 27/2, Đơn đặt hàng hóa lâu bền; chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ. 28/2, CPI Úc; Lãi suất và biên bản chính sách tiền tệ New zealand; GDP công bố lần 2, cán cân thương mại và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 29/2, Doanh thu bán lẻ Nhật; PMI Trung Quốc; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 1/3, PMI Anh, Canada, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ; Tỷ lệ thất nghiệp Châu Âu.