Tiêu đề 20160929_BSC_Vietnam Company Update_VN_CNG_ICB0573
Loại báo cáo Báo cáo chuyên đề
Nguồn BSC
Ngành Công nghiệp
Doanh nghiệp CNG
Chi tiết Ngày : 29/09/2016
Số trang : 2
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 567 Kb
Tải về: 270
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

Ngày 28/9/2016, cổ phiếu CNG đang giao dịch ở mức 40,800 VND/cp, tương đương với mức P/E trailing 9.2x và P/B là 2.8x.

Giá dầu tăng mạnh 5.03% trước sự đồng thuận về cắt giảm sản lượng khai thác trong khối OPEC: Ngày 29/9/2016, OPEC đã đồng ý về bản thỏa thuận sơ bộ đối với việc cắt giảm sản lượng khai thác dầu. Mức cắt giảm sơ bộ là 750 ngàn thùng dầu/ngày, tương ứng với 2% sản lượng, với chi tiết cho từng quốc gia sẽ được quyết định vào ngày 30/11/2016. Sự đồng thuận của khối OPEC trong việc cắt giảm sản lượng dầu đã giúp giá dầu WTI đã tăng mạnh 5.3% lên mức $47.05/thùng.

CNG giữ được mức biên lợi nhuận gộp ổn định: Giá khí đầu vào và đầu ra đều được neo theo giá dầu FO, giúp biên lợi nhuận được giữ ổn định, giao động trong khoảng 24-25%.

Sản lượng tiêu thụ năm 2016 dự kiến đạt 117 triệu m3 khí (+24% yoy) cao hơn mức kế hoạch 110 triệu tấn; trong đó thị trường miền Bắc tiêu thụ khoảng 27 triệu m3, gấp 3 lần cùng kỳ và thị trường miền Nam tiêu thụ 90 triệu tấn khí (+5% yoy). Thị trường miền Bắc có sức tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, do hệ thống khí CNG Thái Bình chỉ mới bắt đầu hoạt động từ T8/2015.

Tuy nhiên, lượng khí tiêu thụ ở thị trường miền Bắc chưa đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của CNG. Do giá mua khí của PV GAS cho hệ thống Tiền Hải – Thái Bình đã được giá cố định ở mức cao, hiện nay PV GAS đang phải bù lỗ cho CNG. Theo đó, mức chiết khấu cho giá đầu vào CNG ở miền Bắc thấp hơn đáng kể so với miền Nam, và hiện nay CNG chỉ hoà vốn ở sản lượng khí miền Bắc.

Triển vọng 2017 đến từ nhà máy Vigracera sẽ bắt đầu sử dụng khí từ đầu 2017 dự kiến đóng góp 18-20 triệu m3 khí/năm, tương đương với 18% sản lượng sản xuất dự kiến năm 2016. Phần lớn hoạt động đầu tư liên quan đến dự án này đã được chuyển giao cho khách hàng là Vigracera thực hiện, và CNG chỉ cần đầu tư thêm khoảng 50-60 tỷ đồng (so với mức hơn 158 tỷ đồng đầu tư trong kế hoạch). Điều này sẽ giúp giảm bớt chi phí khấu hao, khi CNG đang áp dụng phương pháp khấu hao nhanh 3 năm.

Trong số các cổ phiếu ngành dầu khí, CNG duy trì được sự ổn định trong lợi nhuận nhờ cơ chế neo giá đầu ra và đầu vào theo giá dầu FO. Đây là một điểm mạnh của doanh nghiệp trong bối cảnh giá dầu có nhiều biến động và ở mức thấp. Trong năm 2016, BSC kỳ vọng CNG sẽ vượt kế hoạch lợi nhuận do sản lượng tiêu thụ kỳ vọng tăng lên nhờ sự hoạt động sản xuất của các công ty xây dựng (mảng khách hàng đóng góp hơn 70% sản lượng tiêu thụ của CNG). Triển vọng 2017 khả quan nhờ sự đóng góp từ khách hàng lớn Vigracera.