Tiêu đề Tuần 39_SBV tăng lãi suất điều hành 1%_220926
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 25/09/2022
Số trang : 17
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2266 Kb
Tải về: 728
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Thị trường suy yếu trước những thông tin bất lợi, thanh khoản thấp
Cùng chiều với xu hướng thế giới, VN-Index tiếp tục giảm 2.5%, duy trì tuần giảm điểm thứ 4 liên tiếp. Trước những thông tin bất lợi của thị trường thế giới, và thông tin trong nước về nghị định 65 và NHNN tăng lãi suất điều hành thêm 1%, đà giảm trên diện rộng đã quay trở lại với 16/19 ngành và cổ phiếu giảm gấp 2.7 lần số cổ phiếu tăng. Các ngành có tỷ trọng vốn hóa lớn như Dầu khí, Hóa chất, Ngân hàng, Bán lẻ giảm trên 3% kéo theo mức giảm sâu của VN-Index. Chỉ số đã phản ứng tích cực sau khi chạm ngưỡng tâm lý 1,200 điểm và hình thành vùng lũy tạm trên ngưỡng này. Dù vậy, nguy cơ giảm điểm của chỉ số qua đó hình thành vùng tích lũy thấp hơn vẫn đang chiếm ưu thế trong bối cảnh thanh khoản suy yếu và thị trường không có thông tin hỗ trợ.
NHNN tăng lãi suất điều hành thêm 1%, đồng thời công bố mức lãi tối đa áp dụng với tiền gửi không kỳ hạn và dưới 1 tháng từ 0.3% lên 0.5%, tiền gửi kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 4% lên 5%. Khi các NHTW đẩy mạnh tăng lãi suất từ đầu năm, NHNN đã cố gắng duy trì lãi suất đủ lâu để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân sau dịch. Trong bối cảnh sức ép tỷ giá mạnh, quyết định này có phần hợp lý nhằm vững nền tảng ổn định vĩ mô khi tốc độ tăng trưởng GDP khả quan. Tăng lãi suất 1% cũng thể hiện quan điểm giữ giá VND, chặn đà rút dòng vốn đầu tư chuyển dịch khỏi Việt Nam. Với mức tăng mạnh 1%, khả năng tăng lãi suất trong những tháng cuối năm 2022 sẽ khó xảy ra do thị trường trong nước sẽ cần khoảng thời gian thẩm thấu cũng như áp lực lạm phát đang có dấu hiệu dịu dần trên quy mô toàn cầu. Tham khảo chuyên đề NHNN tăng lãi suất tại trang 4.
 
TTCK THẾ GIỚI
Sau cú sốc báo cáo lạm phát, các thị trường tiếp tục giảm với quyết định của FED
TTCK Hoa Kỳ và các nước phát triển đồng loạt giảm từ 2-3% trước lộ trình tăng lãi suất của FED. Lo ngại nền kinh tế suy thoái, kéo theo khẩu vị rủi ro NĐT thay đổi. Lợi tức trái phiếu Hoa kỳ kỳ hạn 10 và 2 năm chạm mức cao nhất kể từ tháng 2/2021 và tháng 10/2007. Ngoại trừ thị trường Thailand, Indonesia đi ngang, các thị trường khu vực cũng giảm 1% – 2%. Hiệu ứng tiêu cực cũng diễn ra trên thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ. Chỉ số Bcom giảm 1.9% với mức giảm của 12/20 mặt hàng, dẫn đầu là dầu thô và gas tự nhiên. USD Index cũng duy trì tuần thứ 2 tăng điểm mạnh 2%, đóng góp vào mức tăng trên 7.8% trong khoảng thời gian 1 quý. Các thị trường biến động trong tuần các NHTW công bố chính sách tiền tệ và sẽ ổn định hơn vào tuần tới khi không còn thông tin quan trọng được công bố. 
FED đã nâng 0.75% trong kỳ họp tháng 9 như dự báo của phần lớn thị trường tuy nhiên lộ trình và mức tăng lãi suất gây bất ngờ cho NDT. FED báo hiệu tăng lãi suất chạm mức 4.6% năm 2003 và dự kiến có 3 đợt giảm 2024 và 4 đợt giảm 2025. Lãi suất dài hạn sẽ giảm về mức trung bình 2.9%. Sau quyết định của FED, các NHTW cũng đồng loạt tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. NHTW Anh, Nauy, Thụy Điển, Philippines và Indonesia tăng từ 0.5% - 0.75%. NHTW Việt Nam cũng tăng 1% lãi suất điều hành. NHTW Nhật Bản là nước hiếm hoi không tăng lãi suất, tuy nhiên đã can thiệp mua yên vào để ổn định tỷ giá sau khi đồng tiền này đã giảm 20% so với USD tính từ đầu năm. Xu hướng tăng lãi suất đẩy mạnh, ngoài nhiệm vụ chống lạm phát thì đây cũng là công cụ hữu hiệu ổn định đồng nội tệ khi USD tăng mạnh.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Diễn biến và chuyển dịch dòng tiền của các thị trường thế giới.
• Công bố các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 9.
• Ngày 26/9, Giá XNK và báo cáo môi trường kinh doanh Đức. 27/9, Doanh thu hàng lâu bền, chỉ số niềm tin tiêu dùng, Doanh thu bán nhà mới Hoa Kỳ; Biên bản chính sách tiền tệ BOJ. 28/9, Doanh thu nhà qua sử dụng, cán cân XNK, dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 29/9, GDP Canada; GDP công bố lần cuối và đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ; PMI Trung Quốc; Tỷ lệ thất nghiệp, doanh thu bán lẻ Nhật Bản. 30/9, CPI ước lần đầu và tỷ lệ thất nghiệp EU.