Công ty chứng khoán đã thực sự là trung gian tài chính giữa nhà đầu tư và thị trường chứng khoán

Tạp chí chứng khoán - 15/07/2017 9:07:00 SA


Nhân dịp kỷ niệm 17 năm thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đi vào hoạt động (7/2000 - 7/2017), Tạp chí Chứng khoán đã phỏng vấn ông Phạm Xuân Anh, Giám đốc khối Ngân hàng đầu tư, Công ty Cổ phần (CTCP) Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) ông Bùi Thế Tân, Giám đốc khối Dịch vụ chứng khoán, CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) về chặng đường phát triển của TTCK qua 17 năm hoạt động cũng như những đóng góp của các CTCK đối với sự phát triển của thị trường.

  

   Ông Phạm Xuân Anh                                                              Ông Bùi Thế Tân

Thưa ông, ông đánh giá như nào về hiệu quả hoạt động của TTCK nói chung và hoạt động của các công ty chứng khoán (CTCK) nói riêng trong suốt 17 năm qua?

Ông Phạm Xuân Anh:

Trải qua 17 năm hoạt động và phát triển, TTCK được chia thành 3 giai đoạn chính, đó là: Giai đoạn 1, từ năm 1998 đến năm 2007; Giai đoạn 2 từ năm 2008 đến năm 2011; Giai đoạn 3 từ năm 2012 đến nay. Trong ba giai đoạn này, ngoại trừ giai đoạn 2 là thị trường giảm, thậm chí những thời điểm thị trường “lao dốc không phanh”, còn lại giai đoạn 1 và 3 thị trường đều trong trạng thái tăng trưởng, mặc dù cũng có những thời điểm thị trường giảm. Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng trong hai giai đoạn này không giống nhau. Nếu như ở giai đoạn 1 thị trường tăng trưởng “nóng”, đột biến, thì trong giai đoạn 3 thị trường tăng trưởng một cách vững chắc với trình độ phát triển cao hơn bởi ở giai đoạn này, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cũng như các hướng dẫn và kiểm soát giao dịch của các Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) đối với thị trường đã đi vào nề nếp, khuôn khổ. Nhờ vậy, sau 17 năm phát triển, TTCK Việt Nam đã từng bước trưởng thành, lớn mạnh và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Xuất phát từ 02 mã chứng khoán là SAM và REE, đến nay TTCK Việt Nam có 674 doanh nghiệp được niêm yết  trên 2 SGDCK và gần 650 doanh nghiệp đăng  ký giao dịch trên UPCoM. Quy mô vốn hóa của thị trường tiếp tục tăng mạnh với giá trị vốn hóa toàn thị trường tính đến hết tháng 5/2017 đạt 53% GDP, tăng so với mức 45% GDP tại cuối năm 2006 và gấp đôi giá trị vốn hóa/GDP năm 2016 (25% GDP). TTCK ngày càng thu hút được sự tham gia của số lượng lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong khi dòng vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) có xu hướng rút khỏi nhiều thị trường mới nổi, TTCK Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN. Việc tham gia của các nhà ĐTNN đã, đang sẽ tác động mạnh mẽ đến TTCK, giúp cho thị trường tài chính hoạt động hiệu quả hơn, xác lập giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết một cách chuyên nghiệp. Bên cạnh các công cụ tài chính truyền thống hiện có, nhiều sản phẩm mới dự kiến sẽ sớm đưa vào vận hành như: TTCK phái sinh (TTCKPS) với một số công cụ đầu tiên là hợp đồng tương lai (HĐTL) dựa trên chỉ số VN30, HNX30 hay HĐTL trái phiếu chính phủ (TPCP)…

Đồng thời, TTCK cũng đã chứng minh được hiệu quả huy động vốn từ công chúng, đưa TTCK trở thành kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, sự lớn mạnh hiệu quả hoạt động của TTCK cũng đã tạo động lực thúc đẩy cổ phần hóa (CPH) và niêm yết doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Với việc công bố dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành CTCP và đang lấy ý kiến các Bộ, ban ngành, TTCK dự báo sẽ tiếp tục là một kênh huy động vốn hữu hiệu và hoạt động kiểm tra, giám sát và minh bạch thông tin trên TTCK sẽ được thúc đẩy hơn nữa.

Những thành tựu to lớn được từ sự phát triển vượt bậc của TTCK Việt Nam là tiền đề quan trọng để Chính phủ UBCKNN tiếp tục hoàn thiện thể chế TTCK nhằm tiếp cận các chuẩn mực thông lệ quốc tế.

Về hiệu quả hoạt động của các CTCK, theo tôi, các tổ chức này đã thực sự trở thành trung gian tài chính giữa nhà đầu với thị trường, đóng góp tích cực cho công tác vấn CPH, vấn phát hành sáp nhập, tái cấu trúc doanh nghiệp. Thông qua công tác tái cấu trúc, số lượng các CTCK đã giảm 25% (từ 105 xuống 79 công ty), chất lượng được tăng cường, đã áp dụng tiêu chuẩn an toàn tài chính theo Basel II, áp dụng nguyên tắc quản trị công ty, quản trị rủi ro và tiêu chí cảnh báo sớm theo tiêu chuẩn CAMEL.

Song hành cùng TTCK Việt Nam, cho đến nay BSC vẫn luôn duy trì phát huy vị thế của một trong những CTCK lâu năm tại Việt Nam, chủ động nắm bắt đón đầu những xu hướng mới của thị trường. Hiện nay, BSC 1 trong 5 CTCK đầu tiên được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh (CKPS) trên thị trường sẽ một trong những CTCK tham gia TTCKPS đầu tiên.


Cùng với sự phát triển của TTCK là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các sản phẩm mới, chế giao dịch mới sắp tới sự ra đời của TTCKPS. Ông có suy nghĩ gì về điều này?

Ông Phạm Xuân Anh:

Sự ra đời của các sản phẩm CKPS được xem một công cụ đa dạng hóa các sản phẩm tài chính, hứa hẹn khuyến khích sự tăng trưởng phát triển của TTCK và mang lại các lợi ích thiết thực cho nhà đầu tư. Đây được xem một dấu hiệu chỉ báo giá trong tương lai của các tài sản gốc. Bên cạnh đó, CKPS còn công cụ phòng vệ rủi ro cũng như đầu hiệu quả. Do đó, các nhà đầu tư, đặc biệt các nhà đầu chuyên nghiệp, các quỹ đầu tư chứng khoán sẽ rất quan tâm chờ đón sản phẩm mới này. Sự ra đời của TTCKPS được kỳ vọng sẽ góp phần tích cực làm tăng tính hiệu quả của TTCK Việt Nam, thu hút thêm vốn đầu từ thị trường, tăng giá trị giao dịch thanh khoản của thị trường.

Tuy nhiên, quy mô hiện tại của TTCK Việt Nam còn tương đối khiêm tốn so với các nước có thị trường tài chính và chứng khoán phát triển trong khu vực như Singapore, Hồng Kông hay Thái Lan. Điều này sẽ làm hạn chế sự quan tâm tham gia của các nhà ĐTNN.

Mặt khác, sản phẩm phái sinh chỉ thực sự có hiệu quả khi các sản phẩm cơ sở là cổ phiếu, trái phiếu có chất lượng tốt. Do đó, ngoài việc tăng cung hàng hóa cho thị trường thì cần phải đảm bảo cải thiện chất lượng nguồn cung. Đồng thời, hệ thống hành lang pháp lý cần tiếp tục được hoàn thiện và chuẩn hóa tương thích với  các quy chuẩn quốc tế nhằm tạo ra một chế thị trường theo chuẩn mực để không chỉ thu hút các nhà đầu trong nước mà còn khuyến khích sự tham gia của các nhà ĐTNN trên TTCK Việt Nam.

Hiện tại, ngoại trừ các nhà đầu tư chuyên nghiệp,  các quỹ đầu tư trong  và ngoài nước, các CTCK và các định chế tài chính, phần lớn các nhà đầu Việt Nam các nhà đầu nhân, nhỏ lẻ, nên việc tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, công cụ tài chính mới cũng sẽ có những trở ngại ban đầu. Do vậy, công tác đào tạo, truyền thông luôn phải đi trước một bước phải được thực hiện bài bản để các nhà đầu tư tham gia TTCK có thể hiểu và sử dụng sản phẩm phái sinh là việc làm hết sức quan trọng.


Là một trong những chủ thể trực tiếp tham gia thị trường, ông có kiến nghị gì với cơ quan quản lý để trong thời gian tới TTCK thể phát triển một cách toàn diện và ổn định?

Ông Phạm Xuân Anh:

Để TTCK có thể phát triển một cách ổn định và toàn diện cần có sự phối hợp giữa chất lượng hàng hóa giao dịch và hành lang pháp lý quản lý và giám sát. Là một thành viên của thị trường, chúng tôi nhận thấy rằng cơ quan quản lý cần tiếp tục củng cố hai yếu tố, cụ thể như sau

Thứ nhất, cần tăng cung hàng hóa cho thị trường và cải thiện chất lượng nguồn cung. Các doanh nghiệp mới cả những doanh nghiệp hiện tại nguồn cung dồi dào cho TTCK Việt Nam, tuy nhiên chất lượng cần được giá cẩn trọng. Cụ thể, cần áp dụng một hệ thống các quy tắc chung đối với tất cả các DNNY hoặc ĐKGD theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về kế toán, công bố thông tin (CBTT), quản trị công ty hay tiếp tục nâng cao điều kiện, tiêu chí của công ty đại chúng nhằm tăng cường tính minh bạch cũng như tăng nguồn cung chất lượng cho TTCK.

Thứ hai, tăng cường năng lực quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi của các cơ quan quản lý (mà trực tiếp là UBCKNN) để kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp ĐKGD và niêm  yết. 

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý, giám sát thị trường như ban hành Luật chứng khoán sửa đổi và Luật Ngân hàng đầu tư để hoàn thiện thể chế, khung pháp lý và chuẩn hóa hoạt động của các CTCK và hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp. 

Thứ , tiếp tục hoàn thiện khung pháp các sản phẩm trên TTCKPS đây một xu hướng phát triển tất yếu và bắt buộc để hiện đại hóa và hội nhập TTCK Việt Nam với các TTCK trong khu vực Đông Nam Á.

Cuối cùng, thúc đẩy việc thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm uy tín, năng lực chuyên môn để góp phần hoàn thiện phát triển TTTP, đặc biệt trái phiếu doanh nghiệp TTTP cấp để có thể tiếp cận với nhiều đối tượng nhà đầu hơn, qua đó gián tiếp đa dạng hóa nguồn cung các công cụ tài chính đầu cho công chúng.

 

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Thanh Huệ thực hiện

 

 

 

 

File đính kèm: BSC phong van.pdf

Các tin liên quan