Robot phái sinh của Chứng khoán BSC sẽ đồng hành với nhà đầu tư như thế nào?

CafeF - 05/07/2019 10:51:00 SA


 Là một trong những công ty đồng hành với thị trường từ những ngày đầu, Chứng khoán BSC cũng tiên phong trong việc cung cấp những sản phẩm đầu tư mới như hợp đồng (HĐ) tương lai chỉ số, hay mới đây nhất là Chứng quyền có bảo đảm (CW).

Theo các chuyên gia, thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng hoàn thiện và nhu cầu của Nhà đầu tư về những sản phẩm mới ngày càng gia tăng. Dự kiến trong năm 2019, bên cạnh việc sản phẩm CW chính thức giao dịch ngày 28/6 vừa qua, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ cho ra mắt thêm nhiều sản phẩm phái sinh mới,. Với mức độ phức tạp của sản phẩm, vấn đề đặt ra là làm thế nào để nhà đầu tư có thể hiểu rõ bản chất và sử dụng phương pháp Trading hiệu quả, sinh lời với các sản phẩm phái sinh mới này.
 
Nắm bắt được nhu cầu trên, ngày 1/7/2019, Chứng khoán BSC chính thức cho ra đời Robot iBroker phái sinh, chuyên gia tư vấn trading các sản phẩm phái sinh mới cho các nhà đầu tư. Chỉ bằng cách chat trực tiếp với Bot Hỏa, nhà đầu tư có thể tham khảo trực tiếp lịch giao dịch, bản tin công bố từ Sở và thông tin về hai bộ chỉ số VN30 và VN30F1M.
 
Đặc biệt, iBroker phái sinh còn cung cấp Chiến lược Alpha, được nghiên cứu bởi ông Đỗ Nam Tùng, phụ trách Bộ phận Phân tích Định lượng của Công ty. Chiến lược Alpha sử dụng kết quả nghiên cứu các tác động làm thay đổi xu hướng vận động của các hợp đồng tương lai theo phiên, qua đó hỗ trợ nhà đầu tư ra quyết định trading một cách đúng đắn, đem lại mức sinh lời cao.
Robot phái sinh của Chứng khoán BSC sẽ đồng hành với nhà đầu tư như thế nào? - Ảnh 1.
Các tác động được đưa vào mô hình phải kể đến:
1. Chênh lệch Premium/Discount so với chỉ số VN30 và mức Fair Value
Một sự chênh lệch điểm số đủ lớn giữa giá của HĐ và mức giá Tham chiếu có thể sẽ thúc đẩy Xu hướng Mua hoặc Bán ở thời điểm xem xét, sau đó nhanh chóng làm thu hẹp mức độ chênh lệch điểm số và đưa giá trị này về vùng biến động thông thường, cuối cùng kết thúc dựa trên chênh lệch Premium/Discount.
Mức biến động thông thường được định nghĩa là phân vị 5% của P/D đến phân vị 95% của P/D.
Nếu P/D vượt khỏi mức phân vị 5%, tín hiệu Mở vị thế Mua (Long) mới.
Nếu P/D vượt khỏi mức phân vị 95%, tín hiệu Mở vị thế Bán (Short) mới.
2. Độ biến động trong phiên
Khác với xu hướng vận động thông thường của cổ phiếu, độ biến động trong phiên của các HĐ tương lai không phản ánh mức độ rủi ro mà thể hiện mức độ hưng phấn nhất định, bởi vì các HĐ tương lai cho phép mở vị thế Long và mở vị thế Short ở 2 chiều của giao dịch.
Nếu mức độ biến động được đo bởi % chênh lệch giá của mức giá cao nhất (High Price) với mức giá thấp nhất (Low Price) trong phiên, mức độ biến động càng lớn thì phiên giao dịch càng hưng phấn, lúc này nhà giao dịch có thể thu lợi hoặc tổn thất nhiều hơn.
Gia tăng độ biến động trong phiên, mức độ hưng phấn trong phiên đang Gia tăng.
Độ biến động trong một biên độ hẹp, mức độ hưng phấn trong phiên không Gia Tăng.
3. Áp lực Long - Short
Nếu đặt mức giá bình quân của HĐ tương lai tại một thời điểm cụ thể nằm trong một vùng hỗ trợ - kháng cự đủ tin cậy, mức giá bình quân càng tiến gần về vùng hỗ trợ sẽ khuyến khích các hoạt động Mua vào và mức giá bình quân càng tiến gần về vùng kháng cự sẽ khuyến khích các hoạt động Bán ra. Khi mức giá bình quân của HĐ tương lai chuyển động trong vùng hỗ trợ - kháng cự này, chịu đồng thời 2 tác động Long và Short ở cả 2 chiều, và 1 trong 2 tác động này chiếm ưu thế hơn so với tác động còn lại.
Ở từng thời điểm, có thể xác định được áp lực Long đang chiếm ưu thế hay áp lực Short đang chiếm ưu thế.
4. Ảnh hưởng nội tại của HĐTL và VN30 đến xu hướng vận động
Xu hướng vận động giá của HĐ tương lai ảnh hưởng bởi bản thân nó và từ tương quan xu hướng vận động của VN30.
Ở từng thời điểm, có thể xác định được xu hướng nội tại của HĐ, VN30 có tác động đến đà Tăng hay Giảm của HĐ.
5. Ảnh hưởng từ số lượng HĐ mở (OI)
OI phản ánh dòng tiền mới tham gia vào thị trường, Khối lượng HĐ mở gia tăng được đánh giá là tích cực, dòng tiền mới đang có xu hướng tăng thêm và củng cố xu hướng hiện tại của thị trường. Trong trường hợp khối lượng HĐ mở có xu hướng giảm đi, điều này phản ánh sự thu hẹp của dòng tiền, có thể sẽ khó phân định xu hướng vận động chung hoặc sẽ sớm kết thúc xu hướng vận động HĐ hiện tại. Sự chững lại của OI sau một xu hướng tăng bền vững có thể là một tín hiệu cảnh báo sớm về sự kết thúc của xu hướng vận động HĐ hiện tại.
6. Thời gian còn lại của mỗi HĐ
Thời gian còn lại của hợp động tác động gián tiếp đến mức chênh lệch của mỗi HĐ và chỉ số cơ sở. Khi mức độ chênh lệch tăng đến một mức độ nhất định ở một thời điểm của kỳ hạn, thời gian còn lại của HĐ càng ít và càng gần về ngày đáo hạn HĐ thì xu hướng thu hẹp chênh lệch càng tăng.
Bên cạnh đó, thời gian còn lại của HĐ cũng tác động đến xu hướng mở mới các HĐ. Số lượng mở sẽ gia tăng đến mức độ nhất định ở một thời điểm của kỳ hạn, và số lượng mở cũng có xu hướng giảm đi khi thời gian còn lại của HĐ càng ít lại và càng gần về ngày đáo hạn HĐ.

Các tin liên quan